Không buông rơi từ trên cao xuống như những ngọn thác khác mà phải uốn lượn qua những triền đá, song đó lại là nét duyên rất riêng của thác Liliang.
Thác Liliang hay còn gọi là thác Cầu 4 thuộc địa phận xã Gungré, huyện DiLinh, tỉnh Lâm Đồng, nằm cạnh quốc lộ 28 giữa vùng núi rừng nguyên sinh bát ngát xen lẫn những mãng rừng thông. Thác được hình thành bởi hai dòng nước có tên gọi là suối Liliang.
Trong tiếng K’Ho, thác Liliang nghĩa là thác nhiều đá. Thác xinh đẹp và hoang dại như sơn nữ tinh khôi nằm gối tóc xõa trên chập chùng những phiến đá ngổn ngang, chất chồng.
Trải qua một chặng đường đất đỏ trơn trợt lầy lội sau mưa, những đế giày nặng trịch đóng thêm cả "ký-lô" đất. Thác giấu mình trong thung lũng cây xanh, đôi nguồn rẽ ra rồi chập lại, đổ nghiêng thoai thoải một dòng.
< Biển báo đường vào thác.
< Con đường vào thác uốn lượn giữa những đồi chè bạt ngàn.
< Hết đường nhựa, du khách xuống xe, lội bộ 500m đường đất.
Mà thác cũng nhiều đá thật. Nhìn từ xa đã thấy đá. Đá rải rác khắp con suối dưới chân thác, vừa như thách thức bản tính thích phám phá, chinh phục, vừa như nâng đỡ bước chân du khách ở những đoạn nước chảy xiết.
Đá quay quần dưới chân thác tạo nên những chiếc bàn thiên nhiên tuyệt tác để du khách nghỉ chân, vui chơi, ăn uống. Đá trải dài suốt 30m từ đỉnh thác như muốn ngăn cản, trói buộc dòng chảy, để rồi bất lực khi không thể cản được tính cách cương quyết nhưng mềm mỏng của “nàng công chúa” núi rừng.
< Từ đỉnh xuống chân thác, du khách phải đi men theo vách núi, qua nhiều bậc đá có chiều dài hơn 150 mét.
Song, cũng chính những khối đá ấy khiến thác Liliang như mái tóc dài người sơn nữ đang tung bay nhẹ nhàng theo làn gió, mênh mang một khoảng đất trời tây nguyên làm say mê bao lãng khách chưa hay từng đặt chân đến nơi đây.
< Ngọn thác dưới cùng.
Hướng dẫn đường đi
Du khách đến thác rất thuận tiện bằng ba ngã đường bộ:
a. Từ Phan Rang và các tỉnh miền Trung:
Theo quốc lộ 20B qua nhà máy thủy điện Song Pha, vượt đèo Ngoạn mục, đến ngã ba Phi Nôm (thuộc huyện Đức Trọng) rẽ trái chạy qua các thôn xóm đã hình thành khá xa xưa như Tùng Nghĩa, Rchai, Đại Ninh, vào ranh giới huyện Di Linh con đường tiếp tục uốn lượn qua những đồi thông, nương trà, cà phê của vùng Tam Bố, Gia Hiệp và qua thị trấn Di Linh, rẻ trái khoảng 13km là đến thác. Tuyến đường này được xây dựng từ thời Pháp thuộc, được sửa chữa nâng cấp thời kỳ Mỹ – Ngụy với mặt đường bê tông nhựa, hiện nay được ngành giao thông duy tu, bảo dưỡng nên chất lượng con đường này còn rất tốt.
b. Từ các tỉnh Tây Nguyên:
Qua Đắclắk theo quốc lộ 28 qua địa phận huyện Lâm Hà đến ngã 3 Liên Khương (thuộc huyện Đức Trọng) rẻ phải theo quốc lộ 20 đến thị trấn Di Linh và rẻ trái khoảng 13km là tới khu vực thác.
c. Từ TP Hồ Chí Minh : theo quốc lộ 1 đến ngã ba Dầu Dây rẻ trái theo quốc lộ 20 qua thị trấn Madaguoi lên đèo Bảo Lộc qua thị xã Bảo Lộc đến thị trấn Di Linh rẻ phải theo quốc lộ 28 khoảng 13 km thì đến khu vực thác.
Khí hậu tại đây ôn hoà, nhiệt độ trung bình cả năm là 20 độ C, chênh lệch giữa ngày và đêm là 10 độ C, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, mưa nhiều vào buổi chiều, lượng mưa trung bình cả năm là 1.886mm.
Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 12 trong năm, tốc độ trung bình không cao.
Khu vực này đồi núi chập chùng, bình độ dốc lớn, còn hoang sơ, ngày nay do nhu cầu phát triển đặc biệt được thiên nhiên ưu đãi với đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà nên kinh tế vườn rất phát triển. Trong khu vực thác có một số hộ canh tác làm vườn trồng cà phê, sầu riêng, khu vực xung quanh là những cánh rừng thông thuần chủng xanh tươi, tạo cho khu vực một cảnh quan đẹp và hùng vĩ vốn có của núi rừng Tây Nguyên. Môi trường khu vực xanh, sạch, khí hậu rất trong lành.
Tổng hợp nhiều nguồn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét