Ba mái vòm nhô cao vừa giống đỉnh núi Langbian, vừa giống nhà rông, kiến trúc Pháp tinh tế, ga Đà Lạt là điểm tham quan thú vị khi đến phố núi.
< Thiết kế của ga vừa mang đặc trưng của đỉnh núi Langbian, vừa mang nét tinh tế của kiến trúc Pháp.
Nhà ga Đà Lạt xây dựng năm 1932, hoàn tất năm 1936. Công trình do 2 kiến trúc sư Moncet và Revéron thiết kế. Trong ý tưởng sáng tạo, hai kỹ sư này đã mô phỏng hình ảnh dãy núi LangBian với 3 vòm mái nhô cao như 3 đỉnh núi phía trước nhà ga. Song nếu nói 3 mái vòm được mô phỏng từ hình ảnh những ngôi nhà rông của đồng bào nơi đây cũng không ai phản biện.
Không chỉ mang đậm kiến trúc của thành phố hoa, hai kỹ sư tài hoa này cũng khéo léo đưa kiến trúc Pháp vào ga thông qua những mái vòm, với những khung cửa lồng kiếng nhiều màu sắc trên cao.
< Đầu tàu chạy bằng hơi nước cổ xưa.
Những dãy cửa sổ ấy, nếu nhìn từ bên ngoài không có gì đặc biệt, nhưng khi nhìn từ bên trong, lại là những bức tranh trừu tượng cực đẹp, càng tô đậm vẻ sang trọng, tinh tế của nhà ga.
< Những dãy cửa sổ trông như những bức tranh trừu tượng nhiều màu sắc.
Chiếc đồng hồ đánh dấu năm bác sỹ Yersin khám phá ra Đà Lạt trên nóc của mái vòm cao nhất. Hai hàng cột tròn khoảng vòng tay 1 người ôm phía trong sân ga, hay đơn giản là hai gam màu vàng, hồng rất riêng được sơn bên ngoài và bên trong nhà ga.
< Xếp hàng mua vé tàu.
Không nằm trong top những điểm tham quan của thành phố hoa, nhưng ga Đà Lạt cũng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Họ đến đây để được chiêm ngưỡng những nét đẹp rất riêng của nhà ga cao nhất, đẹp nhất nước, ngắm nhìn đầu xe hỏa chạy bằng hơi nước cổ xưa, ngắm vẻ đẹp sang trọng của kiến trúc Pháp với cái tôi rất riêng của Đà Lạt tạo nên một kiến trúc độc đáo.
Sau khi chụp hình, ngắm nhìn thỏa thích, du khách thường vào ga mua vé để tham gia chuyến tàu duy nhất từ nhà ga Đà Lạt đến Trại Mát dài khoảng 7km (30.000 vé/người).
Chạy bằng than, nên tốc độ tàu khá chậm, đầu tàu kêu to, lượng khói xả ra không khí cũng không ít, thế nhưng đây chính là điểm hấp dẫn, bởi du khách sẽ không sợ bỏ lỡ bất cứ hình ảnh hay phong cảnh nào trên đường đi.
Điểm cuối cùng của hành trình ấy, du khách sẽ được tham quan chùa Linh Phước – hay chùa Ve Chai – một kiến trúc Phật Giáo đặc sắc và cùng khám phá thị trấn Trại Mát.
Theo zing.vn
Những dãy cửa sổ ấy, nếu nhìn từ bên ngoài không có gì đặc biệt, nhưng khi nhìn từ bên trong, lại là những bức tranh trừu tượng cực đẹp, càng tô đậm vẻ sang trọng, tinh tế của nhà ga.
< Những dãy cửa sổ trông như những bức tranh trừu tượng nhiều màu sắc.
Chiếc đồng hồ đánh dấu năm bác sỹ Yersin khám phá ra Đà Lạt trên nóc của mái vòm cao nhất. Hai hàng cột tròn khoảng vòng tay 1 người ôm phía trong sân ga, hay đơn giản là hai gam màu vàng, hồng rất riêng được sơn bên ngoài và bên trong nhà ga.
< Xếp hàng mua vé tàu.
Không nằm trong top những điểm tham quan của thành phố hoa, nhưng ga Đà Lạt cũng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Họ đến đây để được chiêm ngưỡng những nét đẹp rất riêng của nhà ga cao nhất, đẹp nhất nước, ngắm nhìn đầu xe hỏa chạy bằng hơi nước cổ xưa, ngắm vẻ đẹp sang trọng của kiến trúc Pháp với cái tôi rất riêng của Đà Lạt tạo nên một kiến trúc độc đáo.
Sau khi chụp hình, ngắm nhìn thỏa thích, du khách thường vào ga mua vé để tham gia chuyến tàu duy nhất từ nhà ga Đà Lạt đến Trại Mát dài khoảng 7km (30.000 vé/người).
Chạy bằng than, nên tốc độ tàu khá chậm, đầu tàu kêu to, lượng khói xả ra không khí cũng không ít, thế nhưng đây chính là điểm hấp dẫn, bởi du khách sẽ không sợ bỏ lỡ bất cứ hình ảnh hay phong cảnh nào trên đường đi.
Điểm cuối cùng của hành trình ấy, du khách sẽ được tham quan chùa Linh Phước – hay chùa Ve Chai – một kiến trúc Phật Giáo đặc sắc và cùng khám phá thị trấn Trại Mát.
Theo zing.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét