Cách thị xã Trà Vinh khoảng 40 cây số đường bộ, Cầu Kè là một huyện có đông người Khmer sinh sống và cũng là nơi có rất nhiều chùa chiền, một yếu tố văn hóa tâm linh quan trọng đối với bà con người Khmer Nam bộ. Trong số những ngôi chùa Khmer ở huyện vùng sâu này có chùa Săm-pua ở xã Hòa An, cách thị trấn Cầu Kè khoảng 3 cây số, hiện đang cất giữ hai điều bí ẩn.
Theo truyền thuyết, Săm-pua là ngôi chùa Khmer được xây dựng đầu tiên ở huyện Cầu Kè, cách nay khoảng vài trăm năm, tương đương thời gian xây dựng chùa Âng ở ao Bà Om (thị xã Trà Vinh). Khi mới xây dựng, chùa có tên gọi là Săm-bô, nghĩa là chùa chính của các chùa khác trong huyện. Về sau, theo thời gian và sự quen miệng đọc chệch đi của người dân, chùa được là Săm-pua. Vì được xây dựng ở Giồng Lớn (địa danh dân dã của xã Hoà Ân) nên chùa còn được gọi theo tên này.
.
Tọa lạc trên mảnh đất rộng 11.170 mét vuông, chùa Săm-pua đã qua bốn đợt sửa chữa, trùng tu lớn. Mỗi lần trùng tu, kiểu dáng kiến trúc ngôi chùa luôn được các nhà sư quan tâm giữ gìn. Cũng như các ngôi chùa Khmer khác, chùa Săm-pua được xây dựng theo kiểu kiến trúc chùa theo truyền thống của người Khmer. Nghĩa là với những mái ngói cong vút lên trời với những con rắn thần Naga nằm dài trên hai lớp mái nhọn.
< Bia đá cổ có khắc chữ nhưng chưa có người đọc được đang được nhà chùa cất giữ cẩn thận.
Ngôi chùa có bề rộng 13 mét, dài 26 mét và đỉnh mái cao tới 29 mét, với 12 hàng cột ở giữa chính điện, 14 cửa sổ dọc hai bên tường. Vì thế, bước vào chùa, ngoài cảm giác trang nghiêm qua những bức tượng Phật ngồi kiết già, du khách còn được hưởng không khí thoáng mát hiếm có. Giữa mái ngói và cột quanh chùa có tượng thần giơ hai tay chống đỡ. Ngoài chính điện, chùa còn có nhà tăng, nhà sãi cả, phòng học, nhà khách. Trong khuôn viên rộng lớn của chùa, rải rác có nhiều ngôi mộ tháp hình chóp, trên cùng là tượng thần Bayon bốn mặt. Những mộ tháp này là nơi bảo tồn di cốt của các sư trụ trì đã viên tịch.
Là một ngôi chùa cổ, Săm-pua đã qua rất nhiều đời sư trụ trì. Vị sư trụ trì hiện nay là Thạch Kim Hoàng cho biết, để bảo tồn nền văn hóa Khmer cho bổn đạo, chùa đã tổ chức nhiều lớp học tiếng Khmer, đặc biệt, còn mở mỗi năm một khóa cho các vị sư ở các tỉnh khác đến học Phật pháp, học tiếng Việt và cả tiếng Phạn nữa. Chùa còn tổ chức nhiều hoạt động thể thao, ngoài việc giúp thanh niên trong xã vừa có nơi vui chơi giải trí vừa giữ gìn sức khỏe.
Đặc biệt, hiện nay ở chùa Săm-pua còn cất giữ hai “bí mật” chưa có lời giải. Thứ nhất là chiếc bia bằng đá xanh dài khoảng 1,7m, ngang khoảng 4,8cm và dầy khoảng 0,9cm, nặng chừng 500kg, phải cần đến tám người khiêng. Hai đầu bia có hai mấu dài khoảng 0,10m. Mặt chính của bia đá có khắc hàng chữ giống chữ Phạn, mà đến giờ chưa ai đọc và hiểu được. Theo phỏng đoán, bia đá này có trước Công nguyên, nằm bên dưới bậc thang chính điện, được phát hiện trong đợt đại trùng tu chùa gần đây nhất, vào năm 1998.
Trước đó, năm 1980, chùa cũng đã phát hiện một bức tượng Phật bằng đất sét cao khoảng 0,6m, được điêu khắc theo dáng vẻ tượng Khmer. Nhằm bảo quản tượng, nhà chùa đã cho sơn son thếp vàng (!) rồi cất kỹ trong một căn phòng riêng với luật lệ nghiêm ngặt: những ai muốn chiêm ngưỡng tượng Phật phải là một người có vị trí cao và phải được ban quản trị chùa cho phép sau một phiên họp nhất trí cao.
Du lịch, GO! - Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét