Địa đạo Vĩnh Mốc và biển Cửa Tùng

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Làng địa đạo Vịnh Mốc là một toà lâu đài cổ trong lòng đất Quảng Trị. Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một làng chài khiêm nhường có gần 100 nóc nhà nằm trên bờ biển phía đông nam thị trấn Hồ Xá chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km.

Từ cầu Hiền Lương, chiếc cầu nối đôi bờ Vĩnh Linh và Gio Linh , đi khoảng 10 km về phía Đông Bắc, bạn sẽ thấy bãi biển Cửa Tùng xinh đẹp, nơi được mệnh danh là “Nữ hoàng của các bãi biển”.

Nằm phía Bắc cửa biển, Cửa Tùng là một bãi cát thon dài, phẳng mịn, nằm phơi mình dưới làn nước xanh trong vắt. Khác với các vùng bờ biển miền Trung khác, hay xảy ra những trận sóng to, gió lớn, bão tố thât thường, Cửa Tùng lại là nơi hiền hòa, kín gió, nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền đánh cá của ngư dân.
.
Đứng trên một đồi đất mà nhìn xuống Cửa Tùng, bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn một quang cảnh tuyệt đẹp trải ra trước mắt. Một người Pháp đã từng mô tả Cửa Tùng như một bãi biển đẹp nhất trong ký ức của mình như sau:

"Cửa Tùng có cái sắc thái đặc biệt là nó được cấu tạo bởi một dải nguyên xanh tươi với độ cao 20 m dựng xiên thành bờ dốc trên một bãi biển có độ dốc thoai thoải và nhẹ nhàng...".
Nét đặc biệt, độc đáo làm nên sự khác biệt của Cửa Tùng còn chính là ở độ dốc thoai thoải của bãi tắm. Bạn đi từ bờ ra phía ngoài khơi, lao mình vào vòng tay của biển, và có thể đi mãi như vậy đến nữa cây số mà nước mới chỉ ngang ngực. Một sự thú vị tuyệt vời! Nơi đây còn có nhiều hải sản quý và ngon nổi tiếng như mực nang, tôm he, tôm hùm, cá chim, cá thu, cá nụ và cá đé với cách chế biến món ăn rất đặc biệt của dân địa phương.

Ban ngày, Cửa Tùng như một bức tranh sinh động thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh nắng mặt trời. Đêm đến là thời gian của gió trời và nhạc biển. Tiếng sóng ì ầm hòa cùng tiếng reo triền miên của rặng phi lao tấu lên bản nhạc bất tận của thiên nhiên Cửa Tùng.

Đến với Cửa Tùng, bạn còn có cơ hội thăm địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương... những di tích lịch sử nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, thăm ngôi nhà nghỉ mát của vua Duy Tân từ năm 1896, thăm quan nhà nghỉ của các cố đạo và tu sĩ, thăm làng biển cổ Cát Sơn, ….
phía Tây.

Từ cầu Hiền Lương, chiếc cầu nối đôi bờ Vĩnh Linh và Gio Linh , đi khoảng 10 km về phía Đông Bắc, bạn sẽ thấy bãi biển Cửa Tùng xinh đẹp, nơi được mệnh danh là “Nữ hoàng của các bãi biển”.
Nằm phía Bắc cửa biển, Cửa Tùng là một bãi cát thon dài, phẳng mịn, nằm phơi mình dưới làn nước xanh trong vắt. Khác với các vùng bờ biển miền Trung khác, hay xảy ra những trận sóng to, gió lớn, bão tố thât thường, Cửa Tùng lại là nơi hiền hòa, kín gió, nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền đánh cá của ngư dân.

Ôm lấy bãi biển Cửa Tùng là dải đồi đất đỏ bazan với những dải đá kéo dài ăn sâu ra biển cùng với bãi cát mịn màng. Hai bãi đá ngầm ăn sâu ra biển từ hai phía là Mũi Si và Mũi Lai tạo nên một cái vịnh nhỏ kín đáo và không có các dòng hải lưu cuốn xoáy. Đứng trên một đồi đất mà nhìn xuống Cửa Tùng, bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn một quang cảnh tuyệt đẹp trải ra trước mắt. Một người Pháp đã từng mô tả Cửa Tùng như một bãi biển đẹp nhất trong ký ức của mình như sau: "Cửa Tùng có cái sắc thái đặc biệt là nó được cấu tạo bởi một dải nguyên xanh tươi với độ cao 20 m dựng xiên thành bờ dốc trên một bãi biển có độ dốc thoai thoải và nhẹ nhàng...".

Nét đặc biệt, độc đáo làm nên sự khác biệt của CHãy một lần đến với Cửa Tùng, đến với những con sóng nhẹ xô bờ, đến với cát trắng mịn luồn qua từng kẽ tay, đến với rặng phi lao rì rào trong gió, với tiếng sóng biển rì rào đêm ngày, với những người dân hồn hậu, thân thương và cực kì hiếu khách để cảm nhận hết vẻ đẹp của vùng đất và con người nơi đây, để thêm yêu từng mảnh đất quê hương, đất nước!

Cửa Tùng còn chính là ở độ dốc thoai thoải của bãi tắm. Bạn đi từ bờ ra phía ngoài khơi, lao mình vào vòng tay của biển, và có thể đi mãi như vậy đến nữa cây số mà nước mới chỉ ngang ngực. Một sự thú vị tuyệt vời! Nơi đây còn có nhiều hải sản quý và ngon nổi tiếng như mực nang, tôm he, tôm hùm, cá chim, cá thu, cá nụ và cá đé với cách chế biến món ăn rất đặc biệt của dân địa phương.
Ban ngày, Cửa Tùng như một bức tranh sinh động thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh nắng mặt trời. Đêm đến là thời gian của gió trời và nhạc biển. Tiếng sóng ì ầm hòa cùng tiếng reo triền miên của rặng phi lao tấu lên bản nhạc bất tận của thiên nhiên Cửa Tùng.

Đến với Cửa Tùng, bạn còn có cơ hội thăm địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương... những di tích lịch sử nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, thăm ngôi nhà nghỉ mát của vua Duy Tân từ năm 1896, thăm quan nhà nghỉ của các cố đạo và tu sĩ, thăm làng biển cổ Cát Sơn, ….

Vào năm 1965, trước sự đánh phá tàn khốc của không quân và pháo binh Mỹ vào Vĩnh Linh, cũng như hầu hết các làng quê khác, Vịnh Mốc đã bị huỷ diệt hoàn toàn. Trước quyết tâm bám trụ quê hương, chi viện chi miền Nam, việc tổ chức phòng tránh cho con người đặt ra hết sức cấp thiết. Với ý chí "một tấc không đi, một li không rời", quân và dân Vĩnh Linh đã chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất, họ đã kiến tạo một hệ thống làng hầm đồ sộ, độc đáo mà địa đạo Vịnh Mốc là đại diện tiêu biểu nhất.

Cuối năm 1965, các chiến sĩ đồn biên phòng 140, nhân dân Vịnh Mốc, Sơn Hạ đã chọn quả đồi sát mép biển, nằm ở phía Nam làng Vịnh Mốc, bổ nhát cuốc đầu tiên khai sinh ra làng hầm Vịnh Mốc kỳ vĩ này.
Toàn bộ địa đạo được đào trong lòng quả đồi đất đỏ có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2.034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và nguỵ trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm.

Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời, tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra thuyền lên đảo Cồn Cỏ.
Để đảm bảo cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4 người ở. Ngoài ra trong đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẫu thuật, trạm gác, máy điện thoại… đặc biệt có nhà hộ sinh, nơi ra đời của 17 đứa trẻ suốt trong hai năm 1967 - 1978.

Việc tổ chức phòng tránh, bảo vệ địa đạo rất phức tạp, đòi hỏi tính tổ chức, tự giác cao, bởi lẽ không chỉ đạn bom trút xuống mà còn người nhái, gián điệp tìm cách xâm nhập. Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại (từ 1965 - 1972), việc 17 đứa trẻ ra đời an toàn không một người nào bị thương đã nói lên sự lựa chọn đúng đắn, là sự tích kỳ diệu về mảnh đất và con người nơi đây.

Hơn thế nữa, vượt qua hoàn cảnh, họ không chỉ tồn tại mà còn tổ chức hàng trăm chuyến thuyền nan tiếp vận cho đảo Cồn Cỏ. Đảo Cồn Cỏ đứng vững và được Nhà nước tuyên dương anh hùng hai lần trong đó có sự đóng góp xứng đáng của quân và dân làng hầm Vịnh Mốc.
Đây thực sự là một công trình trí tuệ và sự nỗ lực phi thường của quân và dân Vịnh Mốc và lực lượng vũ trang. Trong điều kiện khó khăn thiếu thốn và luôn bị địch rình rập, đánh phá, quân dân Vịnh Mốc - Vĩnh Thạch đã đồng lòng góp sức, tổ chức khoa học hợp lý hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ.

Với hơn 18.000 ngày công, đào và vận chuyển ra khỏi lòng đất hơn 6.000m3 đất đá, mỗi mét đường hầm thực sự là kết tinh tình cảm, trí tuệ, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân. Từ cụ già chế tác dụng cụ đến nồi nước chè xanh, bữa cơm đạm bạc của các mẹ, các chị và sức lực cường tráng của các chàng trai. Làng hầm ra đời đã tạc vào lịch sử của quân dân Vĩnh Linh, Quảng Trị một nét son rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Chiến tranh đã lùi xa, còn đó một làng hầm huyền thoại ngày ngày truyền lại niềm tin, ý chí cho thế hệ hôm nay và mai sau về sức mạnh nội lực của dân tộc VN. Từ đây, tất thảy bạn bè và những người từng là "kẻ thù" đều phải thừa nhận sự thần kỳ của một đất nước, một dân tộc mà sự tồn tại và chiến thắng của nó là tất yếu. Có rất nhiều dòng cảm xúc về làng hầm này, tất cả đều công nhận "Làng địa đạo Vịnh Mốc giống như một toà lâu đài cổ nằm im lìm trong lòng đất giấu kín biết bao điều kỳ lạ về những con người đã làm ra nó và thời đại nó đã sinh ra".

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Bộ Văn hoá - Thông tin đã quyết định công nhận địa đạo Vịnh Mốc là di tích quốc gia và đưa vào danh mục di tích đặc biệt quan trọng. Hiện nay, địa đạo Vịnh Mốc là điểm thu hút mọi du khách đông nhất trong tuyến du lịch nổi tiếng và độc đáo.

Du lịch, GO! - Theo Vinhlinhclub, Canthuexe

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Blog Du Lịch © 2011 | Designed by Mac Phong, Hosted by Am thuc