Nhờ có nghề "sờ vú nàng" này mà nhiều ngư trường đã trúng hàng trăm triệu, hàng tỷ. Có đợt ngư dân trên huyện đảo Lý Sơn đổ xô tập trung đi dài ngày để khai thác "vú nàng".
Vú nàng (còn gọi là vú biển, hải sâm) được coi là "thần dược tình yêu" - món hải sản đặc biệt, giá đắt đỏ, khoảng 1,6 triệu đồng/kg, nên có sức hút mãnh liệt, lôi cuốn hàng trăm ngư dân hành nghề lặn ở huyện đảo Lý Sơn tham gia khai thác.
"Thần dược" vú nàng
Những năm của thập niên 70-80 thế kỷ trước, hải sâm ở các vùng biển nước ta còn nhiều vô kể, riêng huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi chỉ cần chạy tàu thuyền ra khỏi bờ khoảng vài chục hải lý là ngư dân có thể lặn xuống bắt được hàng tá.
.
Thế nhưng do giá hải sâm lúc bấy giờ vẫn còn rất thấp, mặt khác thị trường tiêu thụ khó khăn vì thế khi bắt được, nhiều ngư dân trên đảo chẳng "so đo nhiều" liền đem về luộc, nấu cháo cho cả nhà và hàng xóm cùng ăn. Về sau ăn mãi cũng chán nên một số người đem ngâm rượu uống, hoặc để biếu cho người thân, bạn bè ở đất liền.
Theo lời ngư dân trên đất đảo, nếu trên rừng có nhân sâm thì dưới biển có hải sâm. Hiếm có phương thuốc, loại thức ăn nào bổ dưỡng và có thể hồi phục sức khoẻ nhanh bằng hải sâm. Đi làm về mệt chỉ cần ăn được một bát cháo hải sâm thì chỉ ít phút sau sẽ thấy người khoẻ lại ngay. Còn rượu Hải sâm ngoài chuyện bổ thì nó còn được xem là một phương thuốc... giã rượu vô cùng hữu hiệu của những tay nhậu đất đảo.
Anh Nguyễn Văn Tùng (36 tuổi), ngư dân ở An Vĩnh nói "chắc như đinh đóng cột": Nhiều lúc say bí tỉ nhưng sau khi về đến nhà vớ lấy hũ và uống 2-3 ly rượu ngâm hải sâm thì chỉ mươi phút sau đã thấy người tỉnh hẳn, có thể đi "chiến đấu tiếp hiệp hai với đám bạn nhậu". Nhiều đấng mày râu trên đảo "nửa đùa, nửa thật" bảo đây là loại hải sản mà "ông ăn nhưng bà lại khen ríu rít".
Ngư dân cho biết ban đầu không hiểu sao sau mỗi phiên đi lặn trở về, dù giá khá đắt thế nhưng nhiều người vợ vẫn kiên quyết giữ lại một con chế biến thành thức ăn, hoặc nấu cháo cho chồng ăn. Một số khác tuy ghét cay ghét đắng, thậm chí cấm chồng đi nhậu, thế nhưng nếu biết thứ "nước cay", hay mồi mà phu quân đang uống, nhấm là hải sâm thì họ chẳng la lối gì. Về sau tìm hiểu được sự việc, trước khi ra khỏi nhà đi nhậu với bạn bè, để không bị "bà nhà" chì chiết, nhiều ông chồng đã "thật thà": Nó mới đi lặn vô được con hải sâm nên để lại làm mồi và mời đến lai rai chút xíu.
Quà tặng của đại dương
Tuy cùng một tên gọi, thế nhưng hải sâm có hơn chục loại khác nhau: Vú, đồn đột, áo tơi, ngậng, vải, da trăn...trong đó đắt tiền nhất là loại vú. Con vú có hình dáng giống như con nhộng, chỉ khác phía dưới phần bụng vú có 2 hàng vú, với mỗi bên từ 3-5 núm. Vì thế ngư dân mới đặt tên cho nó là con vú. Trọng lượng của vú từ 800gr-3kg/con.
Theo ngư dân đảo Lý Sơn thì từ trước đến nay, con vú to nhất mà họ đã bắt được là vào năm 2007, nặng gần 3kg. Khi còn sống ở dưới biển, nơi to nhất của thân vú từ 30-40cm, dài từ 1-1,2m. Tuy nhiên khi bắt lên bờ thì vú co lại, với chiều dài từ 20-40cm, bề ngang từ 7-15cm. Sau khi bắt lên, vú được ngư dân mổ bụng, lấy ruột bỏ rồi đem ướp muối.
Theo thị trường hiện nay thì giá mỗi kg vú khoảng 1-2 triệu đồng/kg. Còn các loại hải sâm khác giá thấp hơn, từ vài chục đến hơn năm trăm ngàn đồng/kg. Hải sâm ở vùng biển nước ta khá nhiều và phân bố khắp nơi, nhưng tập trung nhất là những vùng đáy đất cát không pha tạp chất, như quần đảo Trường Sa.
Hải sâm thường sống dưới độ sâu từ vài chục đến cả trăm mét, gần khu vực có đá ngầm, rặng san hô... Mùa khai thác hải sâm hàng năm của ngư dân Lý Sơn ở ngư trường trong nước thường bắt đầu từ tháng giêng và kéo dài đến tháng 10 âm lịch.
Tuy được xem là loại hải sản qúy và việc khai thác hải sâm ở Lý Sơn đã diễn ra từ mấy chục năm qua, thế nhưng do thu nhập từ lặn bắt hải sâm không bằng các loại hải sản khác, lại nguy hiểm nên ngư dân trên đảo không "mặn mà" lắm.
Đến thời điểm cuối 1999, đầu 2000, khi hải sâm bắt đầu có giá, thì nghề lặn hải sâm nơi đây đã dần dần tạo nên một "cơn sốt", lôi cuốn đông đảo ngư dân Lý Sơn tham gia. Hiện trên đảo Lý Sơn có hơn 10 tàu thuyền chuyên tập trung đi dài ngày khai thác hải sâm.
"Rái biển" Hoàng Minh Trọng (37 tuổi), ở An Hải tâm sự: Lặn hải sâm có thu nhập cao hơn từ 2-3, thậm chí gấp 5 lần so với đánh bắt hải sản khác. Bình quân mỗi thuyền đi lặn hải sâm có từ 10-14 người, gồm: một nấu ăn và 1-2 lái tàu; thời gian mỗi chuyến ra khơi kéo dài từ 30-45 ngày, mỗi thợ lặn được chia từ 20-30 triệu đồng/người, có khi may mắn, mỗi người được lĩnh hơn 150 triệu đồng/ chuyến đi kéo dài vài tháng.
Bên cạnh đó dụng cụ hành nghề lặn hải sâm khá đơn giản. Ngoài tàu thuyền, chỉ cần sắm 2-4 bộ đồ chuyên dụng, máy nén, dây dẫn hơi, kính lặn...với tổng trị giá khoảng 20 triệu đồng; trong khi đó để sắm ngư cụ, như nghề lưới rút thì phải mất từ 500 triệu-1 tỉ đồng.
Từ lặn hải sâm, nhiều ngư dân đất đảo Lý Sơn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Và con hải sâm đã giúp không ít gia đình ngư dân của đảo trở nên sung túc, giàu có, góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống mọi mặt của vùng đất đảo.
"Xuất ngoại" tìm…vú
Trước sự săn bắt ráo riết, lượng vú và các loại khác hải sâm nói chung ở ngư trường trong nước ngày một khan hiếm dần. Thế nhưng không vì vậy mà sức hút từ vú đối với ngư dân Lý Sơn giảm đi, ngược lại khao khát "đổi đời" từ loại hải sản qúy này càng bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Thậm chí, nhiều ngư dân trên đảo Lý Sơn đã "xuất ngoại" sang các nước láng giềng để tìm... vú.
Nhờ vào sự quen biết và uy tín của anh Nguyễn Văn Tường (42 tuổi), ở xã An Hải, chúng tôi mới tiếp cận và trò chuyện được với một số thợ lặn vừa trở về sau chuyến đi đầu tiên. Theo lời của họ thì chuyện ngư dân trên đảo "xuất ngoại" để lặn hải sâm cũng chỉ là sự tình cờ. Trong quá trình đi lặn ở các tỉnh phía nam: An Giang, Tiền Giang...ngư dân Lý Sơn đã vô tình nghe được thông tin một số Công ty có chức năng địa phương, nhiều tàu thuyền ở các tỉnh này đã làm các thủ tục và được phép sang khai thác hải sản ở nước bạn.
Với thợ lặn Lý Sơn thì ngư trường nước bạn như: Inđônêxia, Malaixia không xa lạ gì. Bởi lẽ với con mắt "nhà nghề" và không ít lần đã khai thác ở khu vực giáp ranh nên họ hiểu, nắm bắt và dự đoán khá rõ về nguồn hải sâm ở khu vực biển những nước này. Cho nên đối với thợ lặn Lý Sơn, nhất là những người hành nghề lặn hải sâm thì ngư trường ở các nước nói trên chẳng khác nào là miền đất hứa.
Nhiều ngư dân huyện đảo nhờ nhạy bén “xuất ngoại” khai thác hải sâm nên trúng tiền trăm triệu, tiền tỷ.
Ốc vú nàng
Cũng mang tên vú nàng, nhưng là loài ốc - ốc vú nàng đã khiến nhiều người tò mò, tìm hiểu, muốn khám phá để rồi ngạc nhiên khi gặp gỡ và mê mẩn lúc thưởng thức.
Ốc vú nàng có hình dáng giống đôi gò bồng đảo của các cô gái dậy thì căng tròn đầy sức sống. Ốc lớn bằng kích cỡ "vú nàng thật", được bao bọc bên ngoài lớp vỏ bằng xà cừ cứng chắc. Nếu dùng cát xát vào vỏ thì toàn thân ốc ửng lên một mầu hồng tuyệt đẹp và gợi cảm.
Loài ốc này có nhiều ở vùng biền miền Trung, đặc biệt ở Côn Đảo và vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận). Ở Côn Đảo, người ta thưởng thức vú nàng bằng cách cầm con dao nhỏ ra bờ biển, ngồi trên gộp đá mà cạy. Được con nào thì lật ngửa, vắt chút chanh rồi dùng lưỡi dao tách thịt cho vào miệng với chút muối tiêu. Vú nàng giòn, ngọt độc đáo; đặc biệt những con ngậm sữa sẽ cho vị béo không sao diễn tả...
Du lịch, GO! - Theo báo Bưu Điện VN, ĐVO, Vietnamnet...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét