Dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế theo cấp công trình đặc biệt, là dự án đầu tiên do người Việt Nam thiết kế và xây dựng, sẽ chính thức thông xe kỹ thuật đoạn tuyến Cầu Giẽ đến QL21 vào sáng 13/11 tới đây.
< Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Khởi công gói thầu đầu tiên vào đầu tháng 1/2006, Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng chiều dài 56 km đi qua 3 tỉnh/thành Hà Nội - Hà Nam - Nam Định.
Tổng mức đầu tư cho dự án là 8.974 tỷ đồng. Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ vừa thiết kế vừa thi công, vừa giải phóng mặt bằng vừa thi công, tự làm và tự chịu trách nhiệm.
Với việc hoàn thành xây dựng phân đoạn của dự án từ Cầu Giẽ đến quốc lộ 21 dài 23 km (QL21 - Phủ Lý), VEC sẽ chính thức tổ chức thông xe kỹ thuật vào sáng 13/11 để khai thác tạm thời nhằm giải quyết tình hình ùn tắc giao thông trên trục tiến vào cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội.
< Phân đoạn cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trước giờ thông xe kỹ thuật.
Ông Mai Tuấn Anh - Tổng Giám đốc VEC cho biết: “Đây là đường cao tốc đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế và thi công, việc xây dựng được áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế theo cấp công trình đặc biệt. Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là dự án đầu tiên tại Việt Nam thí điểm áp dụng hình thức mới nhất về đầu tư và huy động vốn từ trái phiếu Chính phủ và trực tiếp của doanh nghiệp, huy động tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội tại thời điểm kinh tế đang gặp nhiều khó khăn (xã hội hóa)”.
< Phí lưu thông trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cao nhất Việt Nam hiện nay.
Cũng theo ông Mai Tuấn Anh, vì dự án thí điểm hình thức và công nghệ mới nhất nên trong quá trình thi công xây dựng, dự án có nhiều nổi bật so với các dự án khác, trong đó những thiết kế hình học phải được làm một cách chi tiết nhất, đặc biệt tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, độ bằng phẳng và độ tạp nhám cũng phải đặc biệt xử lý nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Tất cả các hệ thống thông tin quảng cáo trên cao tốc, sơn kẻ đường, phản quang đều phải làm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Sau khi đoạn tuyến thông xe kỹ thuật, các phương tiện được lưu thông gồm: xe ô tô con, ô tô khách, xe tải, xe container từ 20-40 feet. Trong giai đoạn khai thác tạm thời, tốc độ lưu hành các loại phương tiện đối đa là 80km/h, khoảng cách lưu hành tối thiểu giữa các xe là 80m.
< Hàng rào bảo vệ đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Xe máy, xe đạp, xe thô sơ, xe chở vật liệu cháy nổ, xe quá khổ quá tải không được lưu thông trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Binh bắt đầu từ ngày 13/11.
Cũng bắt đầu từ ngày 13/11, các phương tiện sử dụng tuyến đường cao tốc có chất lượng cao này để lưu thông phải thanh toán phí lưu thông và các phí dịch vụ khác. Phí lưu thông VEC áp dụng thực thu trên tuyến cao tốc này là mức cao nhất từ trước tới nay và cao hơn nhiều so với mặt bằng các tuyến khác đang khai thác. Trạm thu phí được đặt ở 2 nhánh lên xuống tại nút giao Vực Vòng và Liêm Tuyền.
< Tường chống ồn đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Có 5 nhóm đối tượng phải nộp các mức phí cụ thể như sau: mức phí đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2 tấn và các loại buýt vận tải khách công cộng là 30.000 đồng/lượt; xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có trọng tải trên 2 tấn đến 4 tấn là 35.000 đồng/lượt;
< Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại cầu vượt Phú Thứ.
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có trọng tải từ trên 4 tấn đến dưới 10 tấn phải nộp 45.000 đồng/lượt; xe tải có trọng tải trên 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở container 20 feet là 70.000 đồng/lượt; xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở container 40 feet phải nộp mức phí là 140.000 đồng/lượt.
Nói về mức phí này, ông Mai Tuấn Anh cho biết: “VEC có hẳn 1 phương án tài chính cho dự án này và đã trình Chính phủ. Theo đó, để có thể hoàn vốn đầu tư trong vòng 30 năm thì phải thu 2.500 đồng/km/xe, nhưng do khai thác tạm thời nên hiện mức phí được chấp thuận tính theo lượt trên cơ sở quy định của Bộ Tài chính”.
< Hộ lan an toàn đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
“Mức thu phí ở Việt Nam hiện tại là quá thấp, so với các nước trên thế giới cũng quá thấp, tiền thu phí không đủ để duy tu bảo dưỡng nên không đảm bảo tuổi thọ đường. Nhưng đối với đường cao tốc hiện đại, chất lượng cao, nếu không thu phí cao thì không có tiền để duy tu, bảo dưỡng, vì vậy buộc phải thu phí cao.
Chủ phương tiện muốn lực chọn lưu thông thì phải chấp nhận nộp phí cao, sẽ không phải là thiệt khi xe được chạy trên đường tốt thì sẽ rút ngắn thời gian, giảm được tắc đường, giảm nhiên liệu… Ai cũng muốn đi trên 1 con đường tốt nhất nhưng mong muốn chỉ phải chịu chi phí tối thiểu thì mọi việc khó long làm được” - ông Tuấn Anh nhìn nhận.
Hướng dẫn phân luồng phương tiện sau khi thông xe
Phương tiện vận tải Bắc - Nam, Hà Nội - Nam Định, Thái Bình tiếp cận đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại nút giao Đại Xuyên (vị trí cuối của tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ) và nút giao Liêm Tuyền (kết nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với tuyến tránh thành phố Phủ Lý, QL21) để ra vào đường cao tốc.
Để ra vào đường cao tốc Phương tiện vận tải giữa Hà Nội và Hưng Yên, Hải Dương (qua cầu Yên Lệnh QL38), Đồng Văn tiếp cận đường cao tốc tại nút giao Đại Xuyên và nút giao Vực Vòng (giao giữa đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL38).
Phương tiện vận tải từ QL1 tại Cầu Giẽ đến Hà Nội khi chuẩn bị vào đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ phải lên cầu vượt Đại Xuyên để nhập làn vào cao tốc Cầu Giẽ - Pháp Vân.
Du lịch, GO! - Theo Dantri, internet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét