Chống say khi leo núi

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

"Lên núi thì có gì mà say, họa có trăng thì ngất ngây vì phong cảnh đẹp quá", rất nhiều người đã có suy nghĩ chủ quan đó. Nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Say núi do đâu?

< Không chỉ "say" cảnh đẹp mà bạn còn có thể bị "say núi".

Với những người thiếu kinh nghiệm leo núi, khi lên vùng núi cao 2000m, do thiếu thời gian rèn luyện để thích nghi với khí hậu, lại hao tốn sức lực nhiều chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng say núi. Khả năng chịu đựng thiếu oxy của mỗi người khác nhau, những người có thể lực kém, thiếu máu... có nguy cơ say núi cao dẫn đến say núi cấp tính, nguy hiểm hơn là phù phổi vào não cấp tính.

Làm gì khi say núi?

* Say núi cấp tính: Khi càng lên cao nhanh, vận động thể lực càng nhiều thì mức độ say núi cấp tính càng nặng. Triệu chứng nặng nhất và kéo dài nhất là đau đầu, uể oải, buồn ngủ, chóng mặt, rét run, buồn nôn, khó thở và tím tái...

Hầu hết các triệu chứng sẽ hết sau hi nghỉ ngơi 24 - 48 tiếng. Nếu kéo dài, đưa bệnh nhân trở lại độ cao thấp, thở oxy. Nếu cần có thể dùng Acetazolamid hoặc Dexamethazon 4mg mỗi 6 giờ/lần; có thể dùng cả hai thuốc này trong các trường hợp nặng.

* Phù phổi cấp: Khi lên độ cao trên 3000m có thể xảy ra phù phổi cấp với các biểu hiện; ho khan không ngớt, hơi thở ngắn, đau đầu, giảm hoạt động thể lực, mệt, khó thở khi nghỉ và tức vùng dưới ức. Thở khò khè, khó thở khi nằm, có khi nôn ra máu. Nhịp tim nhanh, sốt nhẹ, nhịp thở nhanh, tím tái, thở kéo dài. Bệnh nhân lú lẫn, có thể hôn mê, triệu chứng giống như viêm phổi nặng.

Tiến hành điều trị ngay hiện trường: Cho bệnh nhau nghỉ ngơi ở tư thế đầu nâng cao, thở oxy đến khi bệnh nhân hồi phục hay có thể đưa xuống độ cao thấp hơn. Dùng ngay nifedipin 10mg ngậm dưới lưỡi. Khi có kèm say núi cấp tính thì cho uống acetazolamin 250mg, cứ 8 giờ/lần, dùng kháng sinh nếu có viêm khổi nhiễm khuẩn.

* Bệnh não cấp tính: Bệnh não cấp tính là sự tiến triển của say núi cấp tính, xảy ra ở độ cao trên 2500m, hay gặp ở những người chưa thích nghi. Người bị não cấp tính thường: đau đầu dữ dội, lú lẫn, mất kiểm soát, mất thăng bằng, loạng choạng, mất tập trung, buồn nôn và nôn, co giật có thể tiến triển đến lú lẫn, hôn mê...

Cho bệnh nhân thở oxy (2 - 4 lít/phút). sau đó sử dụng Dexamethason 4 - 8mg mỗi 6 giờ/lần. Đưa bệnh nhân xuống thấp nhanh chóng.

Đề phòng say núi

Bạn vừa có thể thỏa mãn niềm đam mê leo núi vừa giữ sức khỏe bằng cách:

- Chuẩn bị điều kiện thể lực tối ưu trước chuyến đi, lên cao dần dần để thích nghi và nghỉ ngơi từ 1 - 2 ngày sau khi đến được độ cao.

- Người leo núi ở độ cao trên 3000m cần mang theo thiết bị cung cấp oxygen trong vài ngày.

- Người có bệnh tim hay phổi cần tránh lên núi cao.

- Mỗi ngày chỉ nên đi lên độ cao 300m; nghỉ ngơi và ngủ đủ trước khi đi; ăn ít về số lương nhưng cần đủ chất và năng lượng; tránh dùng bia, rượu, thuốc lá và cao hoạt động hao phí sức lực không cần thiết; tập thở.

- Sử dụng thuốc để dự phòng Acetazolamid 125 - 250mg cứ 2 giờ/lần, bắt đầu ngày hôm trước khi lên cao và tiếp tục 48 - 72 giờ ở độ cao mới; hay dexamthazon, cứ 2 giờ dùng 4mg khi bắt đầu leo núi, tiếp tục trong 3 ngày ở độ cao hơn.

Du lịch, GO! - Theo Yume

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Blog Du Lịch © 2011 | Designed by Mac Phong, Hosted by Am thuc