Làng Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Hội làng được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng 1 âm lịch hàng năm.
< Lễ rước được tổ chức ngay trên con đường làng.
Tuy chỉ là một lễ hội ở quy mô nhỏ nhưng Hội làng Đồng Kỹ vẫn nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét truyền thống đặc sắc. Trước kia lễ hội kéo dài hàng tuần nhưng nhiều năm trở lại đây lễ hội tập trung nhất vào mồng 4 tháng Giêng Âm lịch.
Đồng Kỵ trước đây vốn nổi tiếng bởi nghề làm pháo và rước pháo, thi pháo cũng là một phần không thể thiếu của lễ hội.
Kể từ khi có quyết định cấm pháo, nội dung ngày đã bị loại khỏi chương trình lễ hội. Nhưng tại lễ hội năm nay, rước pháo đã được tổ chức trở lại mang tính chất tượng trưng và được người dân hào hứng đón nhận.
< Cột cờ trên đê - trước sân đình.
Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là hoạt động tiêu biểu nhất mà người dân làng nghề giàu có nhất vùng Bắc Ninh còn lưu giữ được đến ngày nay, là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội (mùng 4, 5, 6 tháng Giêng Âm lịch).
< Những họa tiết trang trí trên các "ông pháo"...
< ... không bao giờ thiếu được tứ linh, nhất là năm này lại là năm Thìn.
Hội thi làm pháo và đốt pháo trước đây là tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng ra lệnh xuất quân đánh giặc.
< Những biểu tượng này được chính bàn tay tinh hoa của người thợ mộc Đồng Kị nâng niu.
< Chuẩn bị cho những "ông pháo" truyền thống.
Lễ hội thực chất bắt đầu từ ngày mồng 3.Từ sớm ngày mồng 3 tháng Giêng, lễ rước thỉnh Đức Thánh Thiên Cương lên Đền Trung đã được thực hiện trang trọng .
< Hiếm có một lễ hội nào mà người dân lại tổ chức một cách chu đáo như lễ hội làng Đồng Kị.
< Những chàng trai "tân thời" nhưng vào việc làng cũng trở thành những chú Tùy cần mẫn.
< Các ông pháo được đưa ra đình làng.
Lễ rước pháo là nét đặc sắc của hội làng Đồng Kỵ. Mọi công việc cho Lễ rước pháo được chuẩn bị từ sớm ngày mồng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng,...
< Năm nay, những ông pháo được trang trí vô cùng cẩn thận với những chi tiết rất kỹ càng.
... hai quả pháo lớn được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương.
< Nhưng không khí náo nhiệt nhất của hội làng Đồng Kị chính là bên ngoài của đình, nơi trai tráng các xóm đang đợi để rước ông đám của giáp mình.
Phần sôi động nhất của lễ hội làng Đồng Kỵ mà ít nơi có được là lễ rước ông Đám (còn gọi là lễ xuất tướng).
< Không khí náo nhiệt của lễ hội khiến người ta quên hẳn cả cái lạnh mùa đông.
Người dân trong làng sẽ có mặt tại đình để chứng kiến việc công bố quyết định chọn bốn "tướng" của bốn làng (Tiên, Thượng, Đông, Đoài) đã được bình chọn ngay trước đó để chủ trì tất cả các nghi lễ truyền thống của làng trong năm.
< Và rồi các nhân vật chính cũng đã xuất hiện người cửa đình trong sự hò reo náo nhiệt của đám trai làng đang tràn đầy sức sống.
< Và màn phô trương sức mạnh thực sự bắt đầu...
Các "tướng" được chọn ra đều là những người có thành tích nổi bật trong năm đã qua về làm kinh tế, tham gia các hoạt động xã hội, gia đình sống hòa thuận . . .
< Hát quan họ.
Ngoài ra, các hoạt động văn hoá thể thao như chọi gà, thi vật, hát quan họ... xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi và kéo dài đến hết ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch.".
Đến Đồng Kỵ những ngày vào hội có thể nghe hát Quan họ trên thuyền cả ngày mồng 4 và các buổi sáng mùng 5, 6. Đây cũng là dịp để đội Tuồng làng thoả sức biểu diễn phục vụ bà con. Các vở Tuồng được diễn ngay trong sân đình, tối nào sân khấu làng cũng đỏ đèn, có khi buổi chiều tiếng trống Tuồng lại vang vang giục giã mọi người đến xem.
Đặc biệt, cả Quan họ và các tích Tuồng cổ đều do người làng thể hiện. Giải Vật cổ truyền thu hút hàng chục đô vật từ 7 tỉnh về tranh tài; các môn Cầu lông, bóng chuyền, Cờ tướng, Chọi gà… thể hiện nét văn hoá lành mạnh trong lễ hội làng Đồng Kỵ
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Cinet, TuanLa, Dantri...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét