Những nhà thờ cổ trong lòng Hà Nội

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Từ thế kỷ 18, Hà Nội đã là một trong những địa chỉ hàng đầu trong việc truyền đạo Thiên Chúa của các giáo sĩ phương Tây tại Việt Nam. Nhưng chỉ sau khi thực dân Pháp bình định Bắc Kỳ (1886-1887), quá trình xây dựng nhà thờ Thiên chúa giáo mới được đẩy mạnh. Sự xuất hiện của kiến trúc nhà thờ Thiên chúa giáo thời Pháp thuộc đã khiến không gian đô thị Hà Nội có những thay đổi mạnh mẽ với những dấu ấn quan trọng còn tồn tại cho đến bây giờ.

Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, cảnh quan, nhiều nhà thờ Thiên chúa giáo cũng là những công trình mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa, phản ánh cả một giai đoạn phát triển của thủ đô Hà Nội. Đây cũng là những điểm đến được nhiều người dân thủ đô yêu mến trong dịp Giáng sinh hay lễ tết.

Nhà thờ Lớn 

Nếu chọn một công trình kiến trúc nào xưa nhất, lại ít thay đổi nhất của Hà Nội còn lại cho đến nay thì đó chính là Nhà Thờ Lớn Hà Nội - số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm.

Nhà Thờ Lớn được khởi công vào năm 1884 và khánh thành kịp vào dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1887. Kể từ đó cho đến nay, kiến trúc dường như không thay đổi.

Nhà thờ lớn còn có tên là Nhà thờ Xanh Giô-dép), xây dựng theo thiết kế mô phỏng kiểu kiến trúc Nhà thờ Ðức Bà ở Paris của Pháp. Ðây là nơi tiến hành các lễ trọng của Công giáo và thường tổ chức lễ rước Thánh Quan Thầy của giáo phận Hà Nội là Giu-se vào ngày 19/3 hàng năm.

Giới trẻ Hà thành thường đến đây cafe vào buổi sáng, thong thả ngắm nhìn thành phố vào ngày mới. Đêm về, quanh hiên khu nhà thờm đông đảo người qua lại sau một ngày chạy ngược chạy xuôi.

Nhà thờ Cửa Bắc  

Nhà thờ Cửa Bắc (56 Phan Đình Phùng) mang tên chính thức là Giáo đường kính Nữ Vương Các thánh, lấy từ ý Đức Mẹ là Nữ vương của tất cả các Thánh. Sau này người ta gọi tắt là nhà thờ Đức Mẹ Hà Nội, và cũng do nằm cạnh Cửa Bắc thành Thăng Long nên dân gian cũng quen gọi là nhà thờ Cửa Bắc.

Nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng từ 1925 đến 1930 trên khoảnh đất trải dài theo phố Phan Đình Phùng và góc phố Nguyễn Biểu.

Sự kết hợp các yếu tố kiến trúc truyền thống phương Đông với những hình thức trang trí nhà thờ công giáo truyền thống cùng với sự hài hòa của cảnh quan thiên nhiên xung quanh đã tạo nên ấn tượng đẹp về một công trình Thiên chúa giáo. Chính vì vậy mà nhà thờ Cửa Bắc vẫn luôn được đánh giá là điển hình cho phong cách kiến trúc kết hợp châu Âu và Việt Nam.

Đã gần một thế kỷ trôi qua, cũng đã qua vài lần tu sửa nhưng đến nay nhà thờ Cửa Bắc vẫn còn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ.

Nhà thờ Hàm Long

Nhà thờ Hàm Long là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo La Mã, thuộc tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam. Là nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của giáo dân Hà Nội và là nhà thờ chính của giáo xứ Hàm Long.

Công trình do kiến trúc sư người Việt, Doctor Thân (quê ở Hạ Hồi, Thường Tín, Hà Tây) du học ở Pháp thiết kế. Nhà thờ hoàn thành tháng 12/1934, cao 17m. Trên các cột và bàn thờ được trang trí bằng các hoạ tiết dây thừng như kiểu dây áo dòng Phanxicô. Nhà thờ lấy thánh Antôn Pađôva làm quan thầy.

Nhà thờ Hàm Long với hai mặt tiền trông ra các phố Hàm Long, Ngô Thì Nhậm, được xem là một trong những nhà thờ đẹp nhất Hà Nội.

Nhà thờ Thịnh Liệt 

Nhà thờ Thịnh Liệt hay còn gọi là nhà thờ Làng Tám . Gia tộc họ Bùi làng Thịnh Liệt, hay Họ Bùi Làng Sét, là một dòng họ nổi tiếng đã đóng góp nhiều nhân vật quan trọng cho các triều đại trong thời gian từ đầu thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20, cũng như nhiều văn hào, tác gia… của nền văn hóa Việt Nam trong 5 thế kỷ đó.

Nhà thờ của họ Bùi trong làng được vua Lê Hiển Tông phong một bức hoành phi có bốn chữ "Sơn Nam Vọng Tộc" để chỉ một dòng họ nhiều danh vọng của trấn Sơn Nam. Trấn Sơn Nam lúc đó bao gồm các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam và Hà Đông.

Nhà thờ An Thái

Nhà thờ An Thái, có tên khác là là nhà thờ Kẻ Bưởi (ngõ 460 Thụy Khuê, Tây Hồ) được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trên đất làng An Thái, thuộc vùng Kẻ Bưởi ở phía Nam của hồ Tây.

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phục hưng với những họa tiết trang trí tinh tế. Dù quy mô khiêm tốn nhưng tổng thể nhà thờ vẫn toát lên vẻ vững chãi và uy nghiêm.

Mặt trước nhà thờ có dòng chữ tiếng Latinh “Mater Dolorosa ora pro nobis”, có nghĩa là Đức mẹ Thống khổ, hãy nguyện cầu cho chúng con”.
Ngày nay, nhà thờ An Thái là một trong những nhà thờ cổ còn giữ được kiến trúc nguyên bản ở Hà Nội.

Du lịch, GO! - Theo Vietnamnet, Datviet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Blog Du Lịch © 2011 | Designed by Mac Phong, Hosted by Am thuc