Cung đường sắt Hải Vân vượt qua đèo từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế (và ngược lại), có độ dốc lớn, nhiều khúc quanh co với bán kính nhỏ. Tuy nhiên, du khách đi tàu có thể ngắm nhìn cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp.
< Góc cua rất gấp, có thể nhìn thấy cả đoàn tàu.
Đèo Hải Vân là con đèo trên dãy núi thuộc dãy Trường Sơn ở miền trung Việt Nam, là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế ở phía bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Hải Vân là con đèo hiểm trở bậc nhất trên con đường thiên lý Bắc- Nam từ xưa.
Đây cũng là một vị trí địa lý hiểm yếu do kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước từ biên giới phía Tây tới sát biển phía Đông.
< Tàu lên dốc và đi xuyên hầm qua núi (Địa phận Hải Vân Nam- Đà Nẵng)
< Có những đoạn tàu đi sát ra biển (Địa phận Hải Vân Nam - Đà Nẵng).
Đèo Hải Vân có chiều dài 21km, đỉnh cao nhất là 496m so với mực nước biển. Giao thông qua đèo Hải Vân khó khăn đối với đường bộ và đường sắt do địa hình hiểm trở.
< Một bên là vách núi, bên kia là vực sâu.
Cung đường sắt Hải Vân là vượt qua đèo từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế (và ngược lại), qua các ga: Kim Liên, Hải Vân Nam (thuộc Đà Nẵng), Hải Vân (nằm giữa đèo), Hải Vân Bắc, Lăng Cô (thuộc Thừa Thiên - Huế).
< Cảnh thiên nhiên hùng vỹ và kỳ thú (chặng Hải Vân - Hải Vân Bắc).
< Một dòng suối chảy ra biển.
< Nhà ga ở địa phận bắc Hải Vân. Đây là trạm kỹ thuật và nơi tránh tàu.
Trong đó các ga Kim Liên và Lăng Cô nằm hai bên chân đèo; còn các ga Hải Vân Nam, Hải Vân, Hải Vân Bắc thuộc đèo.
Cung đường sắt Hải Vân nằm phía đông trục đường bộ (Quốc lộ 1), sát biển, đi trên triền núi, qua 18 cầu và 6 hầm chui, trong đó hầm ngắn nhất là 85m, hầm dài nhất là 600m.
Cung Hải Vân có độ dốc lớn, nhiều khúc quanh co với bán kính nhỏ. Trước kia, khi các đoàn tàu vượt Hải Vân, ngành đường sắt dùng đầu máy hơi nước hay các đầu máy diesel thế hệ cũ đều phải tăng cường thêm một đầu máy đẩy. Tàu qua Hải Vân đi với một tốc độ rất chậm…
Trên cung đường Hải Vân, du khách đi tàu có thể ngắm nhìn cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp. Từ trên tàu có thể thấy những vách núi dựng đứng ở phía Tây và biển Đông ngay sát dưới chân; từ cửa sổ toa tàu có thể nhìn thấy cả đoàn tàu đang uốn lượn men theo triền núi.
< Đoạn đường Lăng Cô, đã qua con đèo, độ cao tuyến đường sắt gần với mực nước biển.
Cho dù hiện nay đường bộ đã có hầm Hải Vân xuyên qua núi thì nhiều người vẫn chọn cách đi tàu để có thể thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú của Hải Vân – nơi giao thoa giữa hai miền Nam- Bắc, nơi được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.
Du lịch, GO! - Theo VOV
0 nhận xét:
Đăng nhận xét