Cách đây 100 năm, chuyến đi thám hiểm và chụp ảnh tại Nam Cực vĩ đại của Scott và Shackleton đã đi vào lịch sử nhân loại. Nhắc lại nó là nhắc lại một câu chuyện bi tráng về tinh thần dũng cảm vượt bậc. Scott và Shackleton đã thực hiện chuyến đi như truyền thuyết ly kỳ có nhiều pha bĩ cực làm xao lòng nhiều thế hệ.
Để thực hiện việc “nhắc lại” kỷ niệm hùng tráng này, Hoàng Gia Anh lần đầu tiên thực hiện bộ sưu tập ảnh được chụp bởi các nhiếp ảnh gia đã tham gia thám hiểm cùng thuyền trưởng Robert Falcon Scott đến Nam Cực suốt 3 năm trên chiếc tàu Terra Nova 1910 – 1913 để dâng lên vua George V, và ảnh của các nhiếp ảnh gia chụp trong chuyến thám hiểm của Shackleton năm 1914 – 1916.
Bộ sưu tập chỉ có ảnh, kỷ vật chỉ có mỗi lá cờ do Nữ Hoàng Anh Alexandra trao cho thuyền trưởng Scott. Bộ sưu tập lịch sử mang tên The Heart of the Great Alone và đang được trưng bày tại Thư Viện Ảnh Nữ Hoàng Anh.
< Ông Lawrence Oates và giống ngựa Siberia trên tàu Terra Nova, năm 1910.
Scott bắt đầu cuộc thám hiểm ở Terra Nova, và từ khi tầu ông tiến vào cõi băng tuyết là sự rủi ro cứ theo riết, quấy phá ông hoài. Những ngọn sóng vĩ đại đập vào tàu đánh trôi hết những hàng hóa ở trên boong xuống biển.
< Tàu Endurance trong biển băng. Dấu vết nó cắt mặt băng mỏng.
Hàng tấn nước biển ào ào như sấm, cuồn cuộn chảy vào hầm tàu. Nước tràn cả vào lò lửa đốt nồi súp de. Máy bơm hóa vô dụng. Và mấy ngày như vậy, chiếc tàu hùng dũng cứ lăn ở giữa những làn sóng, trên mặt biển tung tóe, không cách gì cứu được.
< Ngày 14/2/1915 – Tàu bị mắc kẹt bởi giếng băng đông cứng rất nhanh, những thủy thủ cố gắng mở đường.
Nhưng sự rủi ro nào đã hết đâu. Đó mới chỉ là những bước đầu. Scott đem theo mấy con ngựa nhỏ khỏe mạnh đã quen chịu lạnh ở miền băng tuyết xứ Sibérie, nhưng chúng đã không chịu nổi cái lạnh kinh hoàng nơi đây. Lúc chúng hấp hối, dãy dụa trên băng tuyết, cẳng thì gẫy vì thụt xuống hố và ông phải bắn cho chúng chết.
< Bề mặt băng vừa đông lạnh lại sẽ giống như được phủ lớp hoa cẩm chướng trắng.
Tới chó cũng vậy. Ông dắt theo toàn là giống chó mạnh khỏe ở Yukon, mà chúng hóa ra như khờ dại, cứ nhắm mắt chạy trên bờ những lỗ nẻ trong băng.
< 22/2/1915 – Hoàng hôn lúc nửa đêm được chụp từ tàu Endurance trên biển Weddell 22/2/1915.
Thành ra Scott và bốn người bạn đồng hành phải thay ngựa, thay chó, kéo một chiếc xe lướt tuyết nặng nửa tạ, thui thủi trên đường tới Nam cực.
< Tàu Endurance bị kẹt giữa núi băng ở biển Weddell.
< Nhiếp ảnh gia Frank Hurley với chiếc máy ảnh film trước mũi tàu Endurance bị mắc kẹt tại biển Weddell 1915.
Ngày lại ngày, họ mắm môi mắm lợi tiến trong cánh đồng băng tuyết, hổn hển đẩy hoặc kéo, nghẹt thở vì không khí lạnh và loãng ở một nơi cao, cách mặt biển ba ngàn thước.
< Ảnh lưu lại mũi tàu Endurance bị mắc kẹt suốt 10 tháng trước khi bị nghiền nát.
Vậy mà họ không phàn nàn. Vì ở cuối con đường đau khổ đó, họ sẽ thấy sự thành công, sẽ thấy Nam cực huyền bí, nằm yên lặng từ hồi khai thiên lập địa tới nay.
< Tàu Endurance trong bóng đêm Nam Cực bị mắc kẹt ở biển Weddell – 27/8/1915.
Còn cuộc thám hiểm Nam cực của Ernest Shackleton từ năm 1914 – 1917 là một câu chuyện phiêu lưu lạ thường nhất mọi thời đại. Mục tiêu là biển Weddell cực Nam của Nam Mỹ - một nơi chưa từng được khám phá, rồi sau đó là biển Ross phía nam New Zealand. Tàu được đóng tại xưởng đóng tàu Na Uy và nó mang tên tàu thám hiểm Endurance. Trong tờ quảng cáo trên báo kêu gọi như sau:
< Những chú chó được chuyển từ tàu vào các củi nhốt chúng khi tàu Endurance chìm sâu hơn.
“Hỡi những người đàn ông! Sẵn sàng cho chuyến đi đầy gian khổ, giá lạnh, triền miên trong đêm tối của băng tuyết, hiểm nguy và không chắc ngày trở về. Nhưng tự hào và lưu danh nếu thành công”.
< Mặt băng bất ngờ nứt phía trước tàu đến mạn phải vào ngày 14/10/1915.
< Ngày 19/10/1915 – Endurance nghiêng.
< Chịu nhiều triệu tấn băng ép lên thân, đến ngày 1/11/1915 – Cả đoàn thủy thủy và đàn chó vô vọng nhìn tàu chìm dần.
Tàu Endurrance lên đường và bị kẹt giữa những tảng băng lớn của biển Weddell ở Nam Cực và Endurance bị nhấn chìm, để lại 28 thủy thủ thẫn thờ trên băng tuyết. Sau gần 5 tháng sống trong mấy chiếc lều dựng tạm bợ, đoàn thủy thủ dùng những con tàu cứu hộ để đến hòn đảo Elephant không người.
< Tàu chìm dần xuống lớp băng dày.
< Mọi thứ trôi dạt trên biển băng – Ernest Shackleton và Frank bên trái ảnh trong tâm trạng hoang mang tột độ.
< Bên trái là Frank Hurley và bên phải là Ernst Shackleton trước căn lều sau khi tàu tan rã.
Từ đó, thuyền trưởng Shackleton và 5 thủy thủ quyết định lên tàu cứu hộ nhỏ Jame Caird, vượt 1,300 km để đến Nam Georgia (lãnh thổ thuộc quyền của Anh Quốc, như kiểu thuộc địa) tìm đường sống.
< Tàu cứu hộ nhỏ được kéo lên làm nơi ăn uống - Ảnh chụp bởi George Marston.
Chuyến đi thành công, và Shackleton quay lại đảo Elephant với lính cứu hộ, đem 28 thủy thủ của mình về quê hương an toàn.
< Về đêm, tàu cứu hộ lại được kéo lên 1 tảng băng, họ đốt lửa sưởi ấm. Phía trên trời là hào quang Cực Nam.
< Dùng thuyền nhỏ này vượt 800 dặm để đến phía nam đảo Georgia – Chuyến viễn chinh bằng thuyền nhỏ lạ thường nhất của mọi thời đại.
< Hai chiếc thuyền lật lại làm nơi trú ngụ cho 22 thủy thủ suốt 4 tháng rưỡi.
< Hạ thuyền cứu hộ xuống biển băng để thuyền trưởng tìm đường kêu cứu.
< Tàu Yelcho – chiếc tàu cứu hộ sau 4 lần nổ lực đã đến được đảo Elephant.
< Gần Nam Georgia.
< Frank Worsley – với ống nhòm hoa tiêu.
Du lịch, GO! - Theo Tinh Tế
0 nhận xét:
Đăng nhận xét