Người ta bảo nhau ra Côn Đảo cốt để hưởng cái thú hoang sơ, thanh thản của trần gian. Mấy ông Tây bà đầm cứ thích một mình một bãi, chẳng nhất thiết cứ phải tắm tiên, động có bóng người tới, họ vội khăn gói chuyển sang bãi khác.
Sau một đêm trên tàu thủy vất vả vì sóng gió, cái nắng ban mai tinh khiết ập tới làm con người thêm hứng hít hà. Những con đường chênh vênh vòng vo quanh đảo, bên núi bên biển, làm nhẹ cả người. Đường vắng hoe, một đầu là sân bay, đầu kia là cảng, cách nhau chừng 30km, đi xuyên qua thị trấn trung tâm.
< Người Việt có vẻ thích thú với những dãy phố cổ tường đá, những con phố rêu phong lỗ chỗ nắng dưới bóng bàng lá xanh lá đỏ. Yên ắng, lộng gió, biển xanh lặng lẽ dồn những cành cây hoang trên cát trắng. Nào câu kéo, nào bắt vích, nào lặn biển, nào rừng quốc gia xanh ngát mát rượi...
< Cảng cá đông vui lên, tàu bè từ nhiều tỉnh quần tụ lại.
Những bức tường đá, những ngôi nhà cổ dưới tán bàng lá xanh lá đỏ như chứng nhân của một thời là địa ngục trần gian. Ngay chếch cầu tàu lịch sử, nay mọc lên những khu du lịch sang trọng. Và ở đó có vài quán ăn đặc sản không đâu có. Ốc vú nàng chẳng hạn, chỉ có ở Côn Đảo, nó chẳng giống vú cũng chẳng giống nàng nào, mà thơm ngậy, một mùi riêng rất Côn Đảo.
< Dịch vụ du lịch, thủy hải sản đang kéo người tới hòn đảo vắng vẻ này. Những trái cây đặc sản và những món hải sản không đâu có. Ốc vú nàng chẳng hạn, chỉ có ở Côn Đảo*.
< Côn Đảo còn có một nghề khác, hiếm hơn: khai thác xà cừ. Xà cừ, lấy thịt rồi, cái vỏ long lanh sắc màu của nó được gom ngay tại bến tàu, đóng thùng và xuất về Vũng Tàu để từ đó tỏa ra khắp nơi.
Câu mực, bắt cá ngựa, đánh cá... giống như ở các miền biển khác. Ở Côn Đảo còn có một nghề khác, hiếm hơn: khai thác xà cừ. Nhìn những bộ đồ gỗ cổ khảm xà cừ sang trọng chúng ta chỉ thấy miếng khảm, được nâng niu. Hóa ra, xà cừ nguyên con được vớt lên từ đây, lấy thịt rồi, cái vỏ long lanh sắc màu được gom ngay tại bến tàu, đóng thùng và đưa về Vũng Tàu để từ đó tỏa ra khắp nơi.
Ai đó bảo một khi còn biển, con người còn lao ra biển. Biển nuôi sống người, là nhà, là cuộc sống. Những con người vô tư sống với biển, múc lên và cả xả xuống mọi thứ.
< Quy trình và thủ tục “xuất cảng” có vẻ rất đơn giản. Xà cừ cùng với tôm, mực, cá ngựa lên tàu mỗi chiều.
Chiều trên bến cảng cũng là lúc các dịch vụ cung ứng tấp nập. Các bác thợ máy tranh thủ bảo dưỡng cái cần câu cơm của mình hoặc chỉ là sắm thêm cái đèn cho đêm câu mực tiếp theo.
< Sửa chữa tàu thuyền, cấp nước đá, lương thực, thực phẩm cho những chuyến đi xa còn đơn giản nhưng bắt đầu tấp nập.
Sửa chữa tàu thuyền, cấp nước đá, lương thực, thực phẩm cho những chuyến đi xa còn đơn giản nhưng bắt đầu tấp nập. Những con phố mọc lên vội vàng.
Bình yên mỗi ngày trên Côn Đảo. Những chợ tự phát, trao đổi, mua bán đồ từ biển và đồ công nghiệp từ đất liền.
Những hòn đảo nhỏ quây lấy nhau và quây đầy tích lịch sử, từ thời Nguyễn Ánh chạy Tây Sơn đến thời địa ngục trần gian tù đày thời chiến tranh.
< Những con phố mọc lên vội vàng. Những cái chợ tự phát, trao đổi, mua bán đồ từ biển và đồ công nghiệp từ đất liền.
Các di tích vẫn còn nguyên, đang được tôn tạo thêm, từ đền bà Phi Yến, nghĩa trang Hàng Dương, cho đến cái nhà cổ của chúa đảo.
< Và cả những con phố đủ thứ dịch vụ kiêm nhiệm, từ ăn uống, tắm gội, giải trí, thư giãn...
Hơn chục năm trước, lúc còn sống, nhà văn Thép Mới từng hào hứng đề xuất làm sống động Côn Đảo bằng các dự án du lịch và dịch vụ hàng hải. Ông từng gợi lên ý tưởng thay đổi Côn Đảo như cách làm ở đảo Thanh Niên bên Cuba. Lúc đó, ông nhìn thấy tiềm năng lớn của hòn đảo, cộng thêm tham vọng cạnh tranh với Singapore về dịch vụ cảng biển, một khi Thái Lan mở kênh Kra nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
< Chiều đến cũng là lúc ngư dân xả hơi sau mỗi chuyến đi biển vất vả. Niềm vui thu hoạch có cả rượu và hoa.
Mọi chuyện trôi đi cùng thời cuộc. Côn Đảo lạnh lẽo và hoang vắng ngày xưa nay đã có khách sạn 4 sao, sắp có thêm khách sạn 5 sao. Quần đảo này đang chuyển mình sang du lịch mạnh hơn. Du khách đến bằng cả đường hàng không, đường thủy, mang theo xe máy để lượn ngang dọc khắp đảo...
< Bình yên mỗi ngày trên Côn Đảo. Các di tích vẫn còn nguyên, đang được tôn tạo thêm, từ đền bà Phi Yến, nghĩa trang Hàng Dương, cho đến cái nhà cổ của chúa đảo.
Cả đảo mới có một cây xăng, chưa có phương tiện giao thông công cộng, kể cả thuyền nối với các đảo nhỏ. Thêm một lần ngó nghiêng Côn Đảo, để thấy nơi đây không chỉ có tiềm năng thiên nhiên.
< Những hòn đảo nhỏ quây lấy nhau và quây đầy tích lịch sử. Nó nằm ở phía tận cùng Đông Nam, căn kinh độ từ Sài Gòn xuống, kéo vĩ độ từ Cà Mau ra, như một con gấu nằm nghiêng hóng về đất liền. Sân bay nằm ở đầu, cảng nằm ở đuôi, đi đường nào cũng dồn về trung tâm ở bụng, cách chừng 15km
Không ít nhà đầu tư đang tính đón đầu làm resort, du lịch mạo hiểm, dịch vụ và giải trí. Nhiều đại gia Sài Gòn từng đầu tư các du thuyền sang trọng lênh đênh trên Hạ Long, có thể sẽ đến lúc nghĩ đến những du thuyền thênh thang ra Côn Đảo...
* Ốc vú nàng trong thực tế còn có ở Vĩnh Hy (Ninh Thuận), Cù Lao Chàm và nhiều vùng biển miền Trung khác (ĐGD).
Du lịch, GO! - Theo Mai Thế Đào, Du Di (Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét