Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Được xây dựng theo kiến trúc truyền thống Việt Nam, nhà nguyện nằm trong khuôn viên tòa giám mục Tổng giáo phận tại quận 3 được xem là ngôi nhà cổ nhất TP HCM hiện nay.

Nằm trong khuôn viên Tòa Giám mục, tọa lạc tại số 180 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM: ngôi nhà cổ khá khuất trong nhiều khu cao tầng bên cạnh. Nhà được xây từ đời vua Gia Long, thế kỷ 18 sát kênh Thị Nghè (nay là Thảo Cầm Viên). Theo linh mục Trần An Hiệp, từ vị trí ban đầu, nhà nguyện được chuyển chỗ 2 lần trước khi về đây. Ngôi nhà cũng đã được tu sửa nhiều lần. Lần cuối vào năm 1980, nhưng hình dáng và vẻ ngoài nguyên thủy của nó cách đây 200 năm vẫn không thay đổi.

Nhà xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, với ba gian hai chái. Hệ thống rường ngắn, hoa văn tinh xảo trên vách tất cả đều làm bằng gỗ.

< Gian trước cửa chính là nơi làm lễ cầu nguyện.

Hệ thống rường ngắn và mái ngói lợp âm dương đã hình thành một kiến trúc gỗ Việt Nam truyền thống với những bức vách là những thanh gỗ mỏng được xếp vuông góc.

< Năm 1962, Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cho xây tường gạch thay vách ván và cửa vào chính được làm bằng gỗ xếp cho thuận tiện khi sử dụng.

Những vách gỗ này không chỉ giữ vai trò bảo vệ tốt cho ngôi nhà mà còn là hệ thống thông gió tuyệt vời.

< Qua trùng tu nền nhà được nâng lên để chống ngập.

Năm 1790, Nguyễn Ánh, vị Vua cuối cùng của triều Nguyễn, đã cho xây dựng ngôi nhà này để Giám mục xứ Adran, Pierre Pigneau de Behaine trú ngụ.

< Mái được lợp ngói âm dương với những họa tiết hoa văn viền tinh xảo.

Vị Giám mục này đã giúp đở Nguyễn Ánh trong cuộc chiến tranh chống lại những người nông dân áo vải Tây Sơn. Chính trong ngôi nhà này, Vị Giám mục này đã dạy học cho Hoàng tử Cảnh, con trai của Nguyễn Ánh. Khởi thủy, ngôi nhà tọa lạc gần kênh Thị Nghè, nằm trong khu vực Thảo cầm Viên hiện giờ.

< Chính diện gian giữa là nơi đặt án thờ cầu nguyện, hầu hết chi tiết bên trong được giữ nguyên từ hơn 200 năm trước.

Năm 1799, sau khi Pierre Pigneau mất, một Giám mục Pháp khác đã đến thay thế và ở trong ngôi nhà, nhưng giữa những năm 1811 và 1864, do triều đình Huế cấm đạo Công Giáo, ngôi nhà bị đóng cửa.

< Năm 1980, cột kèo mái ngói bị mối mọt làm hư hại, phải cưa đi và dùng cốt sắt đổ đá, xi măng bên trong để giữ cho ngôi nhà cổ như nguyên trạng. Toàn bộ tường, nền cũng được thay lại từ gỗ sang xi măng để kiên cố.

< Hệ thống vách là những thanh gỗ mỏng, xếp vuông góc.

Trong triều đại Tự Đức, ông Vua này đã ký hòa ước với Pháp và ngôi nhà được chuyển lại cho Tòa Giám mục và di chuyển về đường Alexandre de Rhodes, gần nhà thờ Chánh tòa. Năm 1900, cùng với Tòa Giám mục, ngôi nhà được di chuyển về địa điểm hiện tại.

< Toàn bộ ngôi nhà nằm trong khuôn viên Tòa Giám mục, xung quanh là tường rào bao bọc. Đến nay ngôi nhà vẫn được nguyên vẹn kiến trúc cổ, tuy nhiên, một số chi tiết đang bị xuống cấp.

Theo kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu (giữa), Phó chủ tịch thường trực Hội kiến trúc sư TP HCM, ngôi nhà sắp được trùng tu, tập trung ở mái ngói âm dương bị hư, một số kết cấu bị mối mục... nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên trạng kiến trúc cổ.

Du lịch, GO! - Theo Nhật Anh (VnExpress) và nhiều nguồn thông tin khác.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Blog Du Lịch © 2011 | Designed by Mac Phong, Hosted by Am thuc