Rợn người chân treo gác bếp

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Trên vùng cao nguyên đá thuộc Mã Hoàng Phìn (Hà Giang), đồng bào Mông vẫn giữ tục lệ khiến ai nghe cũng kinh hoàng, nhìn thấy thì khiếp đảm.

< Người Mông quan niệm, khi chết đi phải chôn toàn thây thì linh hồn người khuất mới gặp lại được tổ tiên mình.

Đó là tục “treo chân trên gác bếp”. Những điều ly kỳ đằng sau những cái chân được gác bếp đến teo tóp vẫn luôn ám ảnh những ai lần đầu được chứng kiến, dù cho với đồng bào Mông tục lệ này vẫn được truyền đời.
Để lưu giữ phần thân thể bị hủy hoại bởi bom mìn, người dân nơi đây nghĩ ra cách treo lên gác bếp để mai này về thế giới bên kia họ vẫn là một người lành lặn.

Hiểm họa rình rập

< Bom mình còn sót lại từ thời chiến tranh được người dân gom lại.

Chúng tôi tìm đến nhà anh Nông Đình Dũng, (SN 1963), người dân tộc Tày, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là một trong những nạn nhân của "món đồ chơi chiến tranh".

Căn nhà cấp 4 vừa được đồn biên phòng đóng tại địa phương hỗ trợ xây cất, bên trong chưa có đồ dùng vật dụng gì ngoài một chiếc giường, 1 cái tủ gỗ ọp ẹp và cái bàn được đóng từ mấy loại gỗ vụn trên rừng. Anh Dũng chống cái nạng gỗ khập khiễng một bên chân giả ra đón chúng tôi.

< Dù chiến tranh đã qua đi một thời gian dài, nhưng ở Mã Hoàng Phìn (xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, Hà Giang) vẫn còn rất nhiều bom mìn. Không ít người Mông ở Mã Hoàng Phìn bị mất đi một phần thân thể do nổ bom mìn.

Thấy chúng tôi hỏi chuyện về tình cảnh gặp nạn, cầm chiếc điếu ục to bằng bắp chân thư thả châm lửa hút, anh Dũng chầm chậm nhớ lại ký ức kinh hoàng cách đây tròn 3 năm: "Lúc đó tôi đang chăn dê trên núi. Mọi lần vẫn đi qua chỗ ấy chẳng sao, nhưng hôm đó tôi trượt chân đạp trúng chỗ đất nông bên cạnh hòn đá. Bất ngờ một tiếng nổ vang, khô khốc, tôi ngất đi, không biết gì nữa. Đến khi tỉnh dậy thì mới kịp nhận ra một bên chân đã bị dập nát, máu chảy rất nhiều".

Cũng theo anh Dũng, mặc dù được người dân đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng vì vết nổ quá hiểm, các bác sĩ đành phải cắt bỏ chân phải của anh.

< Trong số họ, có nhiều người đã từng tham gia đội quân tìm sắt vụn, khi chạm phải mìn phát nổ, một phần thân thể của họ đã không còn.

Ngày trước, gia đình có 100 con dê được chăn thả trên núi, sau vụ bị mìn nổ anh không chăn dê nữa mà để cho một người anh họ của mình chăn nuôi. Bây giờ mọi sinh hoạt trong gia đình đều nhờ cả vào mấy con bò thả sau nhà và vợ anh hàng ngày đi làm nương.

Gõ cộc cộc vào cái chân giả, anh Dũng bảo, nhiều người anh em, họ hàng của anh cũng rơi vào hoàn cảnh tang thương do bị trúng bom mìn. Có người bị mất cả hai chân, có người mất hai tay, người bị mất mắt, người bị chết.

Tại bãi thả dê tai ác ấy cũng đã cướp đi vài sinh mạng, bên cạnh đó, nhiều người dân sinh sống tại địa bàn các huyện cao nguyên đá này đều có chung một hoàn cảnh: Tàn phế suốt đời.

Có muôn vàn hoàn cảnh gặp nạn, người đạp phải mìn trong lúc chăn trâu, thả dê trên núi, có người đi kiếm củi hay phát rẫy làm nương. Thậm chí có người vì ham chút đồng bạc có được từ sắt vụn mà liều mình lên nương rà mìn.


< Nhưng theo tục lệ của người Mông, khi người còn sống mà mất đi phần thân thể, thì phần thân thể bị mất ấy phải được treo trên gác bếp. Khi nào họ mất đi, phần thân thể bị sấy khô sẽ được chôn theo cùng...

Anh Bùi Văn Đại, cán bộ tại trạm Biên phòng Thanh Thủy xã Minh Tân cho biết: "Khu vực này thường xuyên xảy ra tình trạng giẫm phải bom mìn. Những quả mìn còn sót lại từ thời chiến tranh gây sát thương rất lớn, rất khó cầm máu, dễ dẫn đến tử vong". Để minh chứng, người cán bộ trẻ ấy đã dẫn chúng tôi đến thăm nhà ông Nguyễn Văn Dân (SN 1961), người dân tộc Tày, trú tại xã Minh Tân, cũng là nạn nhân của thứ bom mìn quái ác.

< Đó là lý do khi mất đi phần thân thể do bom mìn, nhiều người Mông đã đem phần thân thể ấy lên gác bếp để sấy khô.

Người đàn ông ở tuổi 52 từng là bộ đội năm xưa tại Hà Giang. Sau năm 1979, ông xuất ngũ và tham gia dân công, đào kênh mương, mở rộng tăng gia chăn nuôi sản xuất, hỗ trợ lương thực cho các chiến sỹ tham gia công cuộc tiễu phỉ trên địa bàn Hà Giang.

Ông Dân cho biết, cách đây mấy chục năm, ông đã tận tay tháo dỡ nhiều quả mìn ở khu vực này. "Năm 1983, trong lúc đang tham gia rà mìn tại các mương, tôi phát hiện một quả mìn 65 -2A, loại mìn dễ nổ, bằng nhựa, chỉ cần giẫm lên đủ trọng lượng là nó sẽ phát nổ.

< Họ bảo quản gìn giữ đến suốt cả cuộc đời. Nhiều người mất đi phần chân khi còn rất trẻ.

Ngoài ra, trên địa bàn thôn Nà Sát và một số thôn lân cận trong xã Thanh Sơn, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên vẫn còn nhiều các loại mìn như: Cối 60, cối 82 cũng có khả năng sát thương cao. Trong mìn có chất thủy ngân phá hủy, gây hoại tử, nếu bị trúng mìn cần phải cắt bỏ phần bị thương thì mới tránh được tử vong" - ông Dân cho biết thêm.

Đặt chân vào vùng "đất chết"

< Nhưng dù bao nhiêu năm thì gia đình vẫn phải luôn gìn giữ và sống chung với phần thân thể ấy.

Xã Minh Tân quản lý 11km đường biên giới, với 18 cột mốc, trong đó có 12 cột mốc chính và 06 cột mốc phụ, trong đó có hai thôn giáp biên giới Trung Quốc là Hoàng Lỳ Pả và Mã Hoàng Phìn. Với địa hình núi đá khắc nghiệt, vùng đất này đã phải hứng chịu nhiều đau thương hủy hoại từ chiến tranh.

Chính vì thế nơi này vẫn còn khối lượng bom, mìn nằm trong lòng đất "chờ" phát nổ bất cứ khi nào có sự tác động. Do vậy nó cũng được mệnh danh là vùng đất của "tử thần".

Trên đường đến hang Dơi (gần trung tâm xã Thanh Thủy), đồng chí chiến sỹ biên phòng Bùi Văn Đại căn dặn chúng tôi phải đi lên những tảng đá, hoặc nhằm con đường có nhiều vết chân người đi lại để tránh đạp phải "mìn ngủ". Đến gần khu vực có ghi chiếc biển "CẤM" cảnh báo nguy hiểm, bỗng nhiên anh Đại dừng lại, dò dẫm như tìm kiếm một vật gì đó dưới một tảng đá rồi nói với chúng tôi: "Hôm rồi, chúng tôi rà soát được mấy vỏ mìn còn sót lại nên để tạm ở đây.

Thường ngày chúng tôi kiểm soát rất nghiêm ngặt. Vì các nhà báo đã có sự thông qua của chỉ huy, nên mới được vào thị sát chứ bình thường khu vực này nghiêm cấm người qua lại". Điều anh Đại nói khiến cho chúng tôi cảm thấy rùng mình lo sợ nhỡ chẳng may đạp phải một "hung thần" đang nằm ẩn dưới nền đất trộn đá cuội lởm chởm kia?

Chúng tôi quyết định rời hang khi trời vừa sẩm tối. Thiếu úy Bùi Văn Đại không quên nhắc nhở chúng tôi về những nguy hiểm khi đi trên địa bàn này. Thế nhưng lạ lùng thay, giữa nơi được cho là nơi "ngự trị của tử thần" vẫn có gia đình sinh sống, an cư, lập nghiệp.

< Vì thế, người Mông mới có tục "chân tay người gác bếp" sấy khô để bảo quản.

Anh Đại bảo: "Ai chứ vợ chồng ông Vinh thì quen từng xăng ti mét đất ở đây rồi các nhà báo ạ". Quả thực khi vừa thấy chúng tôi lò dò ra khỏi hang đã nhận được lời cảnh báo của bà Vinh: "Cẩn thận đấy, giẫm phải mìn là toi đời luôn".

Nói rồi bà Vinh lập cập dẫn chúng tôi vào nhà chỉ vào đống phế liệu đang chất đầy một góc: "Toàn mảnh bom, mìn cả đấy. Những sản phẩm này là của người dân quanh đây đi nương nhặt được mang về nhờ tôi rèn thành dao để dùng. Sở dĩ nhiều người nhờ làm như vậy vì ai cũng biết khi rèn thành dao, thuổng, cuốc thì chúng rất bền, sắc, dùng được nhiều năm liền".

Du lịch, GO! - Theo Người Đưa Tin + Kiến Thức

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Blog Du Lịch © 2011 | Designed by Mac Phong, Hosted by Am thuc