Trong khi mùa lũ ở miền Bắc và miền Trung đem đến cho người dân nhiều tai ương và bất trắc, mùa lũ ở miền Tây Nam bộ được các cư dân ở đấy nóng lòng mong đợi và được gọi bằng một cái tên hiền hòa, thân thuộc: mùa nước nổi.
Mùa nước nổi đem tôm cá về cho những bữa cơm của người dân, đem phù sa về cho ruộng đồng, không những thế còn đem lại những cảnh sắc tuyệt vời làm ngơ ngẩn lòng du khách.
Mùa nước nổi hằng năm ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu từ khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông ào ạt đổ về hạ lưu. Hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp ở đầu nguồn, là nơi đón lũ về sớm nhất.
< Qua địa phận Lai Vung là đến Lấp Vò cũng thuộc tỉnh Đồng Tháp, xe đi trên đường lộ cặp theo sông.
Không phải là dân miền Tây, nhưng tôi đã ngóng chờ mùa nước nổi từ vài năm nay, để được ngắm nhìn thiên nhiên miền Tây giữa bốn bề sông nước mênh mông. Có năm lũ không về, có năm lũ về muộn và mực nước thấp. Năm nay lũ về đúng hẹn; thông tin mùa lũ đã về trên báo chí làm nôn nao trái tim tôi, và thế là balô trên vai, lên đường hướng về An Giang!
< Những mái nhà ngói xưa nép dưới bóng cây bên sông... khung cảnh thật bình yên. Cũng có những căn nhà xây theo kiểu mới xây trên nền bê tông cao bên bờ sông để tránh sạt lở...
< Đôi khi con đường bỗng sáng lên một màu vàng đằm thắm_ màu vàng của những hạt lúa chín phơi ở hai bên vệ đường ven sông. Mong sao người dân miền Tây luôn luôn có những mùa vàng no ấm...
< Cảnh vật ven sông không khác lắm so với những nơi tôi đã đi qua, nhưng dường như nước sông Hậu đậm màu phù sa hơn khi mùa lũ về.
An Giang, một địa danh quen thuộc nhưng chứa đựng nhiều điều bí ẩn. An Giang, miền đất Bảy Núi này thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lại có nhiều dãy núi trong khi những tỉnh miền Tây khác không có.
< Trên sông thỉnh thoảng có những con thuyền thật dài, vừa chở hàng hóa, vừa là nơi sinh sống của cả gia đình.
An Giang lại có rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của chim trời; có hồ nước trời (Búng Bình Thiên) mênh mông sắc vàng bông điên điển; có kênh Vĩnh Tế nhộn nhịp thuyền chài vào mùa nước nổi; có chợ nổi Long Xuyên náo nhiệt đông vui, điển hình cho nền văn hóa sông nước của một tỉnh đồng bằng nằm bên bờ sông Hậu...
< Những ngôi nhà sàn ven sông.
Vì chuyến đi chỉ có 2 ngày cuối tuần nên chỉ có thể tham quan 2 điểm: rừng sinh thái Trà Sư và Búng Bình Thiên.
< Cảnh thuyền bè tấp nập trên sông Hậu, có những con thuyền chở hàng rất nặng, nước mấp mé mạn thuyền...
Nếu xem như vào địa phận Long Xuyên là đến An Giang thì từ Sài Gòn về An Giang chỉ khoảng 200km, nhưng để đến rừng tràm Trà Sư hoặc Búng Bình Thiên, chúng tôi còn phải qua Châu Đốc và đi tiếp về hướng biên giới Việt Nam - Campuchia, thêm khoảng 100km nữa.
< Một con phà vừa cập bến.
Đường xa, nhưng những điều thấy được trên đường đi cũng giúp tôi hiểu thêm ít nhiều về những miền đất của quê hương mà trước đây chỉ biết qua sách vở...
< Đường phố ở khu vực trung tâm Long Xuyên rất rộng nhưng xe cộ thưa thớt, không ken dày như đường phố Sài Gòn. Ước gì Sài Gòn cũng có thể "đường ta đi thênh thang" như thế này...
Khởi hành từ Sài Gòn lúc 6g20, khoảng gần 10g chúng tôi đi qua Sa Đéc (Đồng Tháp) rồi qua Lai Vung, miền đất nổi tiếng với 2 sản phẩm nem Lai Vung và quýt hồng Lai Vung. Hai bên đường bắt đầu hiện ra những cánh đồng ngập nước...
< Từ Long Xuyên, xe tiếp tục đi về Châu Đốc. Trong cơn mưa chiều, những cánh đồng nước nổi hai bên đường hiện ra ngút mắt, nếu không có những hàng cây trơ trọi giữa đồng hoặc những cột điện giăng ngang thì mọi người đã tưởng đó là sông.
< Và những đám mây xám mang nặng cơn mưa là đà bao quanh đỉnh núi cuối chân trời... Thất Sơn ơi, sao mà thương quá những ngọn núi màu xanh lam chìm trong mây... núi không cao mà dài, những ngọn núi mọc lên trơ trọi giữa đồng...
< Thỉnh thoảng hai bên đường cũng có những đám ruộng không ngập nước vì có đê bao.
Qua địa phận Lai Vung là đến Lấp Vò cũng thuộc tỉnh Đồng Tháp. Xe đi trên đường lộ cặp theo sông. Những mái nhà ngói xưa nép dưới bóng cây bên sông... khung cảnh thật bình yên.
< Và những cây thốt nốt, loài thực vật đặc biệt của An Giang, vươn cao bên những thửa ruộng xanh non...
Để đến Long Xuyên, xe từ Sài Gòn về phải qua phà Vàm Cống. Bên này sông là thị trấn Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng Tháp, qua bên kia sông là Long Xuyên, thủ phủ của tỉnh An Giang.
< Mùa nước nổi cũng là mùa điên điển nở vàng bờ sông...
Bến phà Vàm Cống luôn luôn có những hàng dài xe xếp hàng chờ đến lượt xuống phà, tình trạng kẹt phà diễn ra thường xuyên ở đây, dù Vàm Cống đã được tăng cường thêm nhiều phà từ Cần Thơ qua, sau khi cầu Cần Thơ thông xe. Thời gian phà qua sông chưa đầy 15 phút, nhưng thời gian chờ đợi là rất lâu.
< Trên sông có nhiều nhà bè, vừa để nuôi cá vừa để ở.
< Có thể nhận ra chợ Châu Đốc ngay cho dù không nhìn đến bảng tên chợ: khắp nơi ở bốn mặt chợ là những gian hàng bán mắm đặc sản Châu Đốc, phần nhiều mang tên các cô giáo: Cô Giáo Thanh, Bà Giáo Khỏe, Bà Giáo Thảo...
< Cá khô cũng là đặc sản Châu Đốc vì nơi đây vốn nổi tiếng về đánh bắt và nuôi thủy sản.
< Ở An Giang không có xe xích lô, thay vào đó là xe lôi, một loại xe đạp có gắn thêm thùng xe với 2 bánh phía sau, có thể chở được 2 người.
Đây là An Giang lần đầu tiên tôi gặp. Những hình ảnh có thể không đầy đủ và trọn vẹn vì chủ yếu được quan sát trên xe trong một chuyến đi ngắn ngủi, nhưng cũng đủ cho tôi nhớ về một An Giang nơi tôi từng đặt chân đến.
Ký ức tôi thêm một lần nắn nót ghi cái tên thân thương của một miền đất quê hương: An Giang.
Du lịch, GO! - Theo Hoa Đồng Nội
The floating season is the season where western Vietnam has many specialties
vietnam motorbike tour Loop Bike Tours