Với vẻ đẹp hoang sơ của các nhũ đá, động Từ Thức (Thanh Hóa) đưa du khách về với thế giới cổ tích thần tiên.
"Khách về Nga Thiện quê tôi
Xem động Từ Thức, thăm người cảnh tiên
…
Nhìn càng đắm ngắm càng say
Mà xem phong cảnh thắm tình nước non".
Cách thành phố Thanh Hóa chừng 50 km về phía Đông Bắc, men theo QL13, hang động Từ Thức tọa lạc ngay dưới chân dãy núi Bạch Tượng thuộc địa phận thôn 8, xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Trước đây động động Từ Thức có tên là động Bích Đào nhưng vì gắn với câu chuyện tình Từ Thức gặp tiên nên sau này dân gian đổi gọi là động Từ Thức.
Đường lên động du khách sẽ không cảm mệt mỏi vì phải leo núi, bởi bên lề đầy những cây cổ thụ tỏa bóng râm mát. Những dây leo to vắt ngang qua đường đan vào nhau tạo thành những cái võng, ai tinh nghịch còn leo lên đu đưa chụp vài tấm hình.
Lên đến cửa động bạn sẽ thấy hai bài thơ chữ Hán, một khắc trên phiến đá đặt dưới nền động và một khắc trên vách đá cao. Bài thứ thứ nhất là của chúa Trịnh Sâm với bút danh Nhật Nam Nguyên. Bài thơ thứ hai do Lê Quý Đôn sáng tác vào thế kỷ 18 được khắc vào đá năm 1905, trong đó có đoạn:
Văn đạo thần tiên sự điểu mang
Bích Đào động khẩu thái hoang lương
Càn khôn nhất hạt cùng Từ Thức
Vân thủy song nga lão Giáng Hương.
< Động Từ Thức.
Động chính gồm hai phần, phần ngoài rộng, trần động hình vòng cung như chiếc bát úp khổng lồ.
< Buồng tắm cô tiên.
Phía dưới vòng cung có một nhũ đá "tỏa" xuống trông như trái đào tiên nên động còn được gọi là Bích Đào. Dưới là nền đá phẳng, nhẵn, là vết tích đền thờ Từ Thức còn lưu lại đến hôm nay. Sau đó là đụn nhũ thạch lấp lánh được ví như những kho chứa vàng bạc, gạo muối... được dân gian lưu truyền.
< Cửa hang, nơi thắt của hồ lô.
Cửa hang chỉ to vừa một người đi. Nhìn một cách tổng thể, động như một chiếc hồ lô. Chỗ nút thắt của cái hồ lô cũng là nơi mở ra cho du khách khám phá một thế giới tự nhiên với vô vàn nhũ đá đẹp như bức tranh thiên nhiên kỳ ảo.
< Kho gạo hấp dẫn hơn bởi những hòn đá mịn được gắn chặt, đều màu nâu bạc.
Bước chân vào hang động, du khách có thể thấy ngay một bức tranh với những cây cổ thụ bằng đá. Bên cạnh các gốc cây là hình ảnh một con chăn khổng lồ đang cuộn tròn ôm lấy những quả trứng vàng. Hòa chung với cảnh tượng thiên nhiên đó là một dàn nhạc nhũ đá tạo nên các âm thanh độc đáo.
< Kho muối là một quần thể thạch nhũ bé, trắng toát.
Càng vào sâu lòng động càng rộng ra. Đầu tiên bạn sẽ thấy ngỡ ngàng khi gặp bàn Cổ tam sinh có đủ lợn, trâu, dê... một mâm cỗ gần giống như thật. Rồi những dấu tích về tình yêu của Giáng Hương và Từ Thức như: buồng tắm của Giáng Hương và thư phòng của Từ Thức bằng đá; những bông hoa, quả đào tiên, vầng trăng và có cả những đôi chim thạch nhũ. Đối diện là cảnh là ao bèo gợi hình tượng quê hương trong sự tưởng nhớ của chàng thư sinh Từ Thức...
< Kho tiền là chuỗi thạch nhũ to nhỏ chảy từ trên xuống như những xâu quan tiên thời xưa.
Vào trong hang lớn, đầu tiên du khách được đi qua một chiếc cầu gỗ. Dưới chiếc cầu này là một suối tiên (hay còn gọi là buồng tắm tiên). Vào mùa mưa, những giọt nước mưa thấm qua khe đá chảy xuống tạo thành dòng suối chảy quanh năm. Bên cạnh suối tiên là hình tượng một con voi bên các nàng tiên vãn cảnh.
< Những nhũ đá rũ xuống từ trên nóc đông phát ra âm thanh độc đáo.
Đi sâu vào trong, một hình ảnh ao bèo tượng chưng cho làng quê của Từ Thức. Bên ao bèo có cây, hoa, con rùa, cóc… và đặc biệt là bụi tre già đã lụi tàn. Những gốc tre ấy đang mọc lên hai cây măng tượng trưng cho sự trưởng thành nối tiếp nhau của con người Việt Nam “tre già măng mọc”.
Cảnh tiếp là một ngã rẽ, một ngả theo tương truyền là đường lên cõi tiên của Từ Thức. Tại đây có quán nghỉ chân bằng đá mà chàng từng nghỉ suốt dọc hành trình và còn đó những mắc treo áo, treo mũ bằng đá. Bên cạnh đường lên tiên là một ngã rẽ hỏm sâu theo đường xoáy ốc vẫn bí ẩn muôn đời nay, nhân dân quen gọi là đường xuống Địa ngục lạ...
Phía bên trên vườn hoa Từ Thức đang thi nhau khoe sắc. Theo người xưa kể lại, Từ Thức là một người rất yêu thiên nhiên, yêu quý phụ nữ nên trong hang của ông khi nào cũng có đủ các loại vàng bạc, châu báu, hoa thơm quanh nhà và đặc biệt là hình tượng một kho vải lụa để tặng các nàng tiên.
< Một góc buồng tắm cô tiên.
Nét độc đáo của hang động Từ Thức không chỉ ở những hình tượng của các nhũ đá. Trong hang còn có đường xuống âm, đường này ăn sâu dưới lòng đất thông ra biển. Phía trên đường âm là đường lên trời, đường đi ngoằn nghèo quanh hang và có một lỗ thông lên đỉnh núi. Vào trong hang, chúng ta có thể hình dung ra được mình đang sống trong một thế giới thần tiên huyền bí.
Một vòng quanh động, giữa cảnh vật hư ảo đẹp như được vẽ, trong lòng du khách sẽ vương vấn mãi một câu hỏi: liệu chàng Thức có trở về được cõi tiên để gặp nàng Hương khi động này đúng thật là cõi tiên
Tích Từ Thức Và giang Hương
< Bàn thờ tiên với những nhũ đá nhú lên tạo ra nhiều nhân hình kỳ thú.
Từ Thức người Tống Sơn (nay là Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), làm tri huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nhân đi chơi hội đã cởi áo gấm giúp một cô gái xinh đẹp gặp tình huống éo le. Thời gian sau chàng từ quan, tìm thú vui nhàn tản. Một lần ra cửa biển Thần Phù, Từ Thức đi qua núi và thấy một chiếc động, được bà chủ gả cho Giáng Hương, chính là người chàng đã cứu thuở nào.
< Ao bèo.
Sống với nhau được một năm, dù thuận hòa, êm ấm, Từ Thức chợt nhớ nhà xin được về thăm. Cảm thông nỗi niềm của chồng, Giáng Hương sắm xe và gài sẵn phong thư kín nói lời ly biệt. Khi về quê tất cả đều đổi thay, Từ Thức hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ thì mới biết đó là cháu nội của mình. Chàng đã đi quá lâu. Từ Thức muốn trở lại cõi tiên với vợ nhưng chẳng còn dịp may.
Du lịch, GO! Theo Báo Đất Việt, Tuoitre online
Beautiful cave!!!
vietnam motorcycle tour Loop Bike Tours