Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, đây cũng là thủ phủ của tỉnh Gia Lai nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước.
Vị trí gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai.
Pleiku nằm trên độ cao trung bình 300m -500 m; tại ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 19 có độ cao 785 m.
Thành phố có 14 phường (trong đó phường Thắng Lợi, mới được thành lập vào cuối năm 2006, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của xã Chư Á...
... phường Phù Đổng, phường Chi Lăng, phường Đống Đa, được thành lập vào đầu năm 2008, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của phường Hội Phú, phường Thống Nhất, xã Ia Kênh, xã Chư H'đrong), và 9 xã.
< Pleiku về đêm.
Diện tích đất nội thành là 5.368,61 ha với dân số khoảng 175.820 người (10 phường). Hệ thống giao thông, lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc đã thông suốt từ thành phố đến 19 xã, phường.
Các phường là Diên Hồng, Ia Kring, Hội Thương, Hoa Lư, Tây Sơn, Thống Nhất, Hội Phú, Yên Đỗ, Yên Thế, Trà Bá, Thắng Lợi, Chi Lăng, Phù Đổng, Đống Đa và các xã là Biển Hồ, Chư H'đrông, An Phú, Trà Đa, Gào, Diên Phú, Tân Sơn, Ia Kênh, Chư Á.
Các tiềm năng về du lịch từ các công trình thủy điện, thủy lợi, cảnh quan thiên nhiên do đặc thù địa hình Tây Nguyên mang lại như du lịch sinh thái, cảnh quan, lịch sử v.v…
Đi đâu, chơi gì?
Du khách có thể đến Pleiku bằng xe khách hoặc máy bay, ở đây có sân bay Pleiku đang hoạt động, mỗi tuần có 6 chuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Pleiku - Đà Nẵng - Hà Nội và ngược lại. Du khách có thể khởi hành, từ sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 10 giờ 5 phút và đến sân bay Pleiku, vào lúc 11 giờ 20 phút mỗi ngày.
Ngoài những rừng núi trùng điệp hùng vĩ, Pleiku còn có một số thắng cảnh đặc biệt như:
- Biển Hồ
Cách tỉnh lỵ Pleiku bảy cây số về phía Đông-Bắc, cạnh quốc lộ 14. Nước mênh mông nằm giữa vùng đồi cỏ bát ngát. Du khách có thể đến ngắm cảnh nơi đây và đi thăm các làng Thượng.
Nguyên là một miệng núi lửa ngừng hoạt động đã hàng trăm triệu năm. Hồ có hình bầu dục, diện tích 230ha.
Phong cảnh xung quanh hồ thật ngoạn mục, từ những cây cối và các loài hoa khoe sắc ven hồ, ong bướm dập dìu tiếng hót của các loài chim lảnh lót mỗi buổi sớm mai. Kế đó là những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng... Những chiếc thuyền độc mộc lướt trên mặt nước.
- Núi Phượng Hoàng
Về hướng Tây-Nam quận Lệ Thanh có ba ngọn núi cao rất đẹp. Ngọn núi chính giữa gọi là núi Phượng Hoàng, trên có đặt tượng Đức Mẹ.
- Thác Lệ Kim
Nằm trên đường từ quận Lệ Thanh về tỉnh lỵ. Thác cao trên 30 thước và đổ nước xuống một hồ sâu có đường kính khoảng 100 thước.
- Thác Yrai Gieng
Cách tỉnh lỵ 25 cây số, thác cao khoảng 30 thước, nước đổ rất mạnh.
- Thác Yaly
Phía Tây-Bắc, cách tỉnh lỵ 45 cây số, nằm trên ranh giới Pleiku-Kontum. Thác Yali cao khoảng 32 thước, sức nước chảy rất mạnh tạo thành một bức tường nước trắng xóa.
- Bảo tàng Hồ Chí Minh
thuộc số 1 đường Phan Đình Phùng, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây là bảo tàng thuộc chi nhánh bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nơi đây trưng bày các hiện vật quý về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong đó còn có các hiện vật của người dân Tây Nguyên dâng lên bày tỏ lòng tôn kính của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Chùa Bửu Thắng
Toạ lạc tại số 1A đường Sư Vạn Hạnh, phường Hội Thương, thành phố Pleiku, chùa được xây dựng vào năm 1930, đây là ngôi chùa xưa nhất còn sót lại ở Pleiku trong thời kỳ trấn hưng Phật giáo
- Công viên Đồng Xanh
Nằm trên Quốc lộ 19, thuộc xã An Phú, thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố Pleiku 10 km về phía Đông. Công viên trải dài trên một cù lao xanh nơi cánh đồng lúa An Phú, rộng 14ha.
Kiến trúc tại công viên mang bản sắc dân tộc Tây Nguyên : Nhà rông, nhà dài, nhà mồ, tượng mồ, đàn T'rưng nước...thể hiện qua các truyền thuyết, hoa văn, hoạ tiết được tổng hợp và cách điệu bằng biểu tượng đài cảnh Tây Nguyên, qua tiếng nhạc của buôn làng, cối giã gạo, cồng chiêng…
- Nhà hàng đặc sản truyền thống dân tộc: Cơm lam, rượu cần, rượu nghè, thịt nướng... đây là những món ăn sẽ làm cho bạn có cảm giác lạ và ngon miệng.
- Sinh hoạt thể thao: Công viên nước, du thuyền, bơi lội, câu cá ...
- Sinh hoạt văn hóa: Tham dự các lễ hội dân tộc Tây Nguyên.
- Tham quan: Hồ sen, hòn non bộ, vườn thú, rừng thiên tuế, vườn bách thảo...
Đặc biệt đến với Đồng Xanh du khách được biết đến cây cổ thụ hoá thạch hơn một triệu năm.
Ngoài ra, người ta còn có thể đến thăm đèo Mang Yang (Măng Giang), thác Sung Quen, núi Hàm Rồng, tháp Gia Lư....
Pleiku không có nét đẹp như Đà Lạt, nhưng có cái duyên rất riêng của nó. Ở đây bất kể vào mùa nào, buổi chiều cũng là mùa đông, những hạt sương mong manh rơi nhè nhẹ làm cho vạn vật lúc ẩn lúc hiện thật thú vị. Cái lạnh se se về đêm sẽ làm cho bạn thèm một cốc rượu nồng hay một tách cà phê nóng, và lúc này khi thưởng thức chúng, bạn mới cảm thấy tuyệt vời làm sao.
Pleiku là vùng đất trữ tình, hứa hẹn nhiều thú vị cho bạn khi đặt chân tới đây để thưởng thức cảnh đẹp của thành phố núi. “Phố núi cao, phố núi đầy sương, phố xá không xa, nên phố tình thân…” có lẽ những dòng thơ này đã từng làm xao xuyến biết bao lòng người và bạn hãy thử khám phá Phố núi Pleiku một lần. Tin chắc rằng bạn sẽ bị thành phố cao nguyên này quyến rũ!
Du lịch, GO! - Theo Chudu24, Teenchuse, internet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét