Nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa và cách đất liền 11km, quần đảo Hòn Mê (thuộc huyện Tĩnh Gia) nhưng dường như vẫn là một khu vực “bí ẩn”, bởi nơi đây chưa khai thác hoạt động du lịch.
< Một trong những đảo của Hòn Mê.
Từ trạm kiểm soát biên phòng Lạch Bạng ra đảo Mê, chừng 30 hải lý, tàu thuyền trang bị máy móc trung bình phải chạy cỡ 3 tiếng không nghỉ mới tới được bãi trước của đảo hòn Mê.
Đảo được thành lập ngày 26 - 3- 1965 - Trong kháng chiến chống Mỹ đảo là trọng điểm bắn phá của máy bay, tàu chiến Mỹ với 1.031 lần máy bay trút xuống đảo 4.236 quả bom sát thương, 11 quả bom nổ chậm, 3 quả bom hóa học, 15 quả bom bi, 206 quả bom xuyên; sử dụng 402 lần tàu chiến và khu trục bắn 17.455 quả đạn đại bác lên đảo...
< Một nhòm đảo trong quần đảo Hòn Mê.
Tính ra, bình quân 1m 2 trên đảo hứng 15 quả bom - đạn các loại! Tuy nhiên ngày nay đảo hầu như không còn vết tích chiến tranh. Đảo Hòn Mê đã được Nhà nước phong tặng “Đơn vị Anh hùng LLVTND” từ năm 1969 - Ngày nay đảo là “tai mắt” bảo vệ đất liền.
Toàn quần đảo có diện tích khoảng 450ha, trong đó đảo Hòn Mê có diện tích 420ha, diện tích còn lại là hơn 10 đảo nhỏ.
< Hòn Mê Và Vịnh Nghi Sơn.
Khu vực này có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió trong năm là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam.
Trên đảo hiện vẫn chưa có dân định cư, chỉ có lực lượng quân đội đóng quân. Tuy nhiên, do nằm khá gần đất liền nên hoạt động khai thác hải sản ở đây rất nhộn nhịp, nhất là vào mùa khai thác.
< Câu cá ở Hòn Mê. Nếu thích thì lặn bắt ốc: Hào ở đây to bằng bàn chân, nhum thì nhiều vô kể - cá nhỏ thì cứ thả cần và giật lên...
Ngoài phương diện du lịch thì hòn Mê là nơi lý tưởng cho tàu thuyền neo đậu khi gặp bão gió lớn. Đây cũng là vùng biển sâu, đủ điều kiện trở thành khu cảng quan trọng trong phát triển kinh tế và phục vụ quốc phòng.
Hòn Mê là vùng biển quanh khu vực là nơi quần cư của nhiều loài sinh vật biển.
< Tắm và lặn biển.
Theo kết quả điều tra, khu vực này đã ghi nhận được 440 loài sinh vật biển thuộc 165 giống, bao gồm 133 loài thực vật phù du, 46 loài động vật phù du, 8 loài rong biển, 56 loài san hô, 141 loài động vật đáy và 55 loài cá san hô. Tuy nhiên, các rạn san hô đang bị suy thoái, nhiều nơi chỉ còn lại nhóm san hô dạng khối thuộc giống Porites và có độ che phủ không cao.
< Hải đăng Hòn Mê nằm trên vị trí cao 137m (đảo chính) với tháp hình trụ, công trình hình khối hộp với tầm hiệu lực ánh sáng là 21 hải lý.
Nhiều loài sinh vật biển cần được bảo vệ, trước hết là nhóm san hô tạo rạn, tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm và một số loài rong biển. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, rừng mưa nhiệt đới trên đảo được bảo tồn khá tốt với độ che phủ cao. Trên đảo có rất nhiều khỉ và một số loài động vật khác như chồn, sóc...
< Nước trong xanh leo lẻo.
Cách đây 10 năm (năm 1999), Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường đã xác định khu bảo tồn biển Hòn Mê bao gồm toàn bộ đảo và phần nước xung quanh cách bờ đảo ít nhất 3km, với tổng diện tích khoảng 5.600ha. Khu bảo tồn biển này sẽ là một trong những mạng lưới các khu bảo tồn biển Việt Nam, trong đó mục đích là để bảo vệ các quần cư và nguồn gien quý hiếm cho vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ.
< Đồn biên phòng trên đảo Hòn Mê.
Hy vọng, trong tương lai không xa, khu vực biển đảo Hòn Mê không chỉ là vùng sinh thái biển giàu đẹp, mà còn trở thành khu tham quan, du dịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Lưu ý: Hòn Mê là một quần thể gồm khoảng 10 đảo, trong đó đảo chính lớn nhất là Hòn Mê - ngày nay vẫn còn là đảo quân sự nên chỉ có lính biên phòng. Ngoại trừ ngư dân thường ghé vào còn dân phượt chúng ta nếu muốn làm một chuyến phượt phẹo, câu cá hay lặn biển tại đây thì chỉ nên thăm thú những đảo nhỏ và vùng biển xung quanh thôi nhé.
Thuê thuyền ngư dân ở bến cảng Cửa Còn hoặc từ trạm kiểm soát biên phòng Lạch Bạng ra đảo Hòn Mê chừng 30 hải lý. Tàu thuyền trang bị máy móc trung bình phải chạy cỡ 3 tiếng không nghỉ mới tới được đảo.
Du lịch, GO! - Tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét